Thứ Sáu, 10/01/2025 Mới nhất
Zalo

World Cup 1950: Maracanazo và chiến thắng thứ hai cho Uruguay

Thứ Ba 25/05/2010 14:07(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Brazil đã xây sân bóng đá lớn nhất hành tinh để làm chủ nhà đăng cai vòng chung kết World Cup 1950, nhưng hy vọng mang về chiếc cúp vô địch thế giới đầu tiên trên thánh đường Maracana của họ đã tan thành mây khói ở một trong những giải đấu nhiều bất ngờ nhất.

Chức vô địch năm 1950 được quyết định qua một cuộc đối đầu vòng tròn bao gồm 4 đội. Chủ nhà Brazil gặp Uruguay trong trận đấu quyết định, một trận “chung kết” đúng nghĩa. Dù chỉ cần một trận hòa, Brazil đã vươn lên dẫn trước với bàn thắng của Friaca ở phút 47. Nhưng Uruguay lật ngược tình thế với các pha lập công của Juan Schiaffino và Alcides Ghigghia. Sự im lặng bao trùm sân Maracana chật kín 200.000 khán giả khi đội bóng láng giềng bé nhỏ của Brazil ở Nam Mỹ ăn mừng danh hiệu vô địch thế giới thứ hai của họ.

Uruguay, đội vô địch đầu tiên của World Cup, chỉ phải chơi một trận, chiến thắng 8-0 trước Bolivia, để có mặt ở vòng chung kết, nhưng chức vô địch đầy bất ngờ của họ đã tạo cảm hứng cho một từ mới trong tiếng TBN, maracanazo, ngày nay vẫn được dùng để chỉ thất bại của ĐT Brazil trong trận đấu đó.

Uruguay lần thứ 2 vô địch World Cup


Giải năm 1950 là lần đầu tiên World Cup diễn ra kể từ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Trong suốt cuộc chiến, chiếc cúp vàng được cất giấu trong một hộp giày dưới giường ngủ của Phó chủ tịch FIFA người Ý, tiến sĩ Ottorino Barassi. Khi hòa bình lập lại, chiếc cúp được đặt tên lại là Cúp Jules Rimet, người sáng lập nên World Cup.

13 đội

Chỉ có 13 đội đến tham dự vòng chung kết World Cup ở Brazil do nhiều đội đông Âu vắng mặt và một số đội tên tuổi, đáng chú ý nhất là Argentina và Pháp, cũng rút lui. Pháp không tham dự để phản đối việc họ có thể phải di chuyển 3.500 km để đá hai trận khác nhau ở Brazil. Anh, vẫn tự tôn là nơi sinh ra bóng đá, lần đầu tiên góp mặt sau khi giành chức Vô địch đảo Anh. Scotland, vượt qua vòng loại với vị trí thứ hai ở giải đó, từ chối tham dự. Thổ Nhĩ Kỳ cũng thế. Còn lý do rút lui của Ấn Độ rất kỳ lạ: họ phản đối việc FIFA không cho phép các cầu thủ đá bóng chân trần. Uruguay và 4 đội Nam Mỹ khác, do đó, không phải đá trận vòng loại nào.

Thể thức vòng một cũng rất kỳ lạ khi 13 đội được chia làm 4 nhóm để tranh 4 suất vào giai đoạn chung kết: 2 bảng 4 đội, 1 bảng 3 đội và nhóm còn lại chỉ bao gồm Uruguay và Bolivia. Đội chủ nhà Brazil đã khởi đầu đầy hy vọng với chiến thắng 4-0 trước Mexico. Trận hòa 2-2 với Thụy Sĩ sau đó khiến đội bóng của HLV Flavio Costa buộc phải đánh bại Nam Tư nếu muốn chắc suất đi tiếp. Brazil đã gặp may khi tiền đạo Nam Tư Rajko Mitic bị thương ở đầu khi bước lên các cầu thang ra sân Maracana. Anh này vẫn đang được các bác sĩ điều trị khi Ademir mở tỷ số cho đội chủ nhà, rồi Zizinho nhân đôi cách biệt.

Brazil giành quyền đi tiếp, nhưng đội đương kim vô địch Ý vấp ngã khi thua Thụy Điển 2-3. Những cầu thủ nghiệp dư đến từ Scandinavia đã để mất bộ ba quan trọng Gunnar Gren, Gunnar Nordahl và Nils Liedholm vào tay Serie A sau khi giành huy chương vàng ở Olympic 1948. Tuy nhiên, đội bóng của HLV George Raynor vẫn đủ mạnh để vượt qua tuyển Ý, mất nhiều cầu thủ quan trọng trong đội hình sau tai nạn máy bay Superga một năm trước đó, làm 19 cầu thủ Torino thiệt mạng.

Mỹ gây sốc

Raynor, kết thúc ở vị trí thứ 3 cùng tuyển Thụy Điển, là người Anh duy nhất có lý do để vui vẻ ở Brazil, sau khi tuyển Anh hứng chịu cú sốc trong lần đầu tiên họ góp mặt ở vòng chung kết World Cup. Đội bóng tự cho là mạnh nhất không được chuẩn bị tốt khi tới tham gia giải và đã phải trả giá đắt tại Belo Horizonte khi họ bị Mỹ đánh bại 1-0. Được dẫn dắt bởi HLV người Scotland Jeffrey, tuyển Mỹ đã dẫn trước TBN trong hầu hết thời gian trận đầu tiên của họ, nhưng để thua lại 3 bàn vào những phút cuối. Nhưng trước Anh, một phần nhờ vào may mắn, các cầu thủ Mỹ đã giữ vững được cách biệt mong manh do cầu thủ sinh ở Haiti Joe Gaetjens thiết lập trong hiệp 1.

Ở Anh, các tờ báo nghĩ rằng kết quả gửi từ Brazil bị đánh máy sai và tự ý sửa lại thành 10-1 cho đội nhà. Tuy nhiên, tuyển Anh, có trong đội hình Alf Ramsey, kiến trúc sư của chiến thắng vào năm 1966, đã trở lại mạnh mẽ sau khởi đầu đáng thất vọng, khi họ đánh bại TBN 1-0. Zarra là người ghi bàn.

Trong giai đoạn chung kết, Brazil có một khởi đầu tuyệt vời khi đè bẹp Thụy Điển 7-1 với 4 bàn do công của Ademir, người giành danh hiệu Vua phá lưới của giải với tổng cộng 8 bàn. Thêm chiến thắng vang dội 6-1 trước TBN giúp Brazil đặt một tay vào chiếc cúp khi bước vào trận quyết định với Uruguay. Trước đó, Uruguay đã phải lội ngược dòng để thủ hòa Thụy Điển 2-2 và vượt qua TBN 3-2.

Mặc dù trong trận giao hữu 2 tháng trước, Uruguay từng đánh bại Brazil, nhưng sự tự tin của các khán giả chủ nhà cao tới mức trước trận đấu, tờ báo thể thao Gazeta Esportiva ở Sao Paulo giật tít: “Ngày mai chúng ta sẽ đánh bại Uruguay!”. Thị trưởng của thành phố Rio thậm chí còn tuyên bố Brazil vô địch thế giới trước khi trận đấu bắt đầu. Tương tự như vậy, không ai trong số 200.000 CĐV ở Maracana nghĩ rằng họ sẽ ra về trong tư thế kẻ thua cuộc.

Brazil vươn lên dẫn trước khi các ngôi sao Zizinho và Ademir cùng phối hợp tạo cơ hội cho Friaca ghi bàn. Nhưng Uruguay, được tạo cảm hứng bởi đội trưởng Obdulio Varela, gỡ hòa ở phút 66 khi Gigghia vượt qua Bigode ở cánh phải và chuyền bóng cho Schiaffino ghi bàn. Thế rồi, khi trận đấu còn lại 11 phút, điều không tưởng đã xảy ra: Gigghia vượt qua Bigode một lần nữa trước khi hạ gục thủ thành Barbosa để đưa Uruguay đến đỉnh cao lần thứ hai, trong sự tuyệt vọng của cả nước Brazil.

World Cup 1950 ở Brazil

Đội vô địch: Uruguay
Á quân: Brazil
Hạng ba: Thụy Điển
Vua phá lưới: Ademir (Brazil), 8 bàn

 

Có thể bạn chưa biết

+ Trong trận duy nhất đá ở World Cup, Ruben Moran, 19 tuổi, đã giúp Uruguay đánh bại Brazil 2-1 trong trận đấu được coi là chung kết.
+ Fredy Bickel lại ra sân trong màu áo Thụy Sĩ trong trận mở màn của họ gặp Nam Tư, 12 năm và 13 ngày sau lần gần nhất anh tham dự World Cup.
+ Đội hình gồm 22 người của Nam Tư gồm các cầu thủ của chỉ 4 CLB: Red Star Belgrade, Partizan Belgrade, Hajduk Split và Dinamo Zagreb.
+ Khi Mỹ gây bất ngờ bằng cách đánh bại Anh 1-0, các tờ báo Anh, nhận tin qua điện tín, cho rằng đó là một lỗi in nhầm và sửa lại thành Anh thắng 10-1.
+ Scotland từ chối tham dự giải vì không vô địch ở giải Anh, dù họ được coi như đã vượt qua vòng loại. Còn Ấn Độ rút lui do các cầu thủ của họ không được phép đá với chân trần.


(Theo Thể Thao Văn Hoá)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X