Thứ Ba, 24/12/2024 Mới nhất
Zalo

Số phận của hai Eder: Oriundo, Italy và cuộc tranh cãi thế kỷ

Thứ Bảy 16/07/2016 06:26(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Tại Euro 2016, hai cầu thủ cùng tên Eder đã để lại những ấn tượng khó có thể phai nhòa. Một cuộc tranh cãi lớn đã nổ ra khi cả hai Eder đều thuộc diện Oriundo.

Huyền thoại Arrigo Sacchi từng dấy lên làn sóng tranh cãi về sự phân biệt chủng tộc trong bóng đá khi đưa ra lời nhận xét: "Bóng đá Italia ngày nay không còn giữ được chân giá trị hay lòng tự tôn khi có quá nhiều cầu thủ gốc gác nước ngoài thi đấu tại các đội trẻ. Trong tuyển trẻ của nước ta hiện nay có quá nhiều cầu thủ da màu".

Sau này, Sacchi từng tuyên bố rằng người ta hiểu sai phát ngôn của ông và chưa bao giờ nói lời xin lỗi, dù rằng nhiều người nhập cư tại Italy cảm thấy bị xúc phạm, đặc biệt là những cầu thủ có gốc nước ngoài. 
Italia dang suy yeu dan trong khi Duc ngay mot manh len.
Các cầu thủ thuộc diện Oriundo vẫn bị nói không tại Azzurri dù nền bóng đá Italia đang thiếu thốn tài năng một cách trầm trọng.

Khởi nguyên của "Oriundo"

Trong tiếng Italy, Oriundo chỉ những cầu thủ có gốc nước ngoài, hay nhiều người cực đoan hơn còn dùng từ "không thuần Italy". Mọi chuyện bắt đầu từ cái tên Ermanno Aebi. Có cha người Thụy Sĩ và mẹ người Italy, Aebi là "Oriundo" đầu tiên trong lịch sử Azzurri. Ngày 18/1/1920, Aebi là người mở ra cuộc tranh cãi kéo dài gần một thế kỷ về Oriundo bằng một hattrick trong chiến thắng 9-4 của Italia ở trận giao hữu với Pháp.
Kể từ sau Aebi, có khoảng 40 cầu thủ thuộc diện Oriundo đã khoác áo Azzurri (số liệu năm 2015 - PV), họ đóng góp 321 trận ra sân, 96 bàn thắng và bảy huy chương World Cup vào lịch sử bóng đá Italia. Dù vậy, những đóng góp của Oriundo chưa bao giờ được dư luận Italy đánh giá đúng.
Lega Nord, đảng chính trị cánh hữu tại Italy cho rằng nên hạn chế Oriundo để trao cơ hội cho những cầu thủ bản địa, những người "cần ra sân để bảo vệ sự thuần khiết cho Azzurri". Nhiều người đánh giá tư tưởng này còn lỗi thời hơn cả người của thập niên 30. Thực tế rằng Benito Mussolin, trùm phát xít của Italy lại ủng hộ cho việc sử dụng những cầu thủ có gốc gác nước ngoài. 
Chức vô địch World Cup 1934 của Italy mang nặng dấu ấn của Oriundo khi Luis Monti, Raimundo Orsi, Enrique Guaita và Attilio De Maria đến từ Argentina, còn tiền vệ Anfilogino Guarisi sinh ra tại Brazil. HLV huyền thoại Vittorio Pozzo từng tuyên bố rất rõ ràng: "Nếu họ có thể chết cho Italy, họ có thể khoác áo Italy".
Sự xuất hiện của Oriundo phải kể đến hai làn sóng di cư vào Italia. Lần đầu tiên bắt đầu vào năm 1861 và sau đó là những năm 1920, thời điểm Mussolini bắt đầu lên cầm quyền. Dù mang tư tưởng phát xít thuần Italy nhưng Mussolini lại gây ngạc nhiên khi ủng hộ việc sử dụng những cầu thủ không có gốc Italia. Mussolini cho rằng nên đưa hết những cầu thủ giỏi từ các nước thuộc địa về phục vụ cho Azzurri.
Đặc biệt, Mussolini cũng như nhiều người Italy thích các cầu thủ đến từ Nam Mỹ như Brazil, Argentina và Uruguay bởi họ mang sự ngẫu hứng mà các cầu thủ trưởng thành tại Italy mang nặng tư tưởng chiến thuật không có. Tính đến nay, 36 trong số 40 cầu thủ thuộc diện Oriundo có xuất thân từ miền đất Nam Mỹ xa xôi.
Cuộc tranh cãi bất tận
Có hay không! Đó là những từ quen thuộc khi người Italy sử dụng trong các cuộc tranh cãi về Oriundo. Việc Azzurri nói không với Oriundo bắt nguồn từ sau thế chiến thứ hai với sự sụp đổ của chính quyền Mussolini. 
Euro 2016 hinh anh 2
Eder ghi bàn quyết định giúp Italia vượt qua vòng bảng.

Không có được sự ủng hộ của giới chính trị cũng như trải qua quãng thời gian khó khăn thời hậu chiến, người Italy không còn ưu tiên phát triển bóng đá như trước. Hệ quả là Italy bị loại ngay từ vòng bảng tại World Cup 1950, 1954 và 1962. Thậm chí năm 1958, Azzurri còn không giành quyền góp mặt ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Dư luận Italy lúc bấy giờ đổ lỗi nguyên nhân thất bại đến từ các Oriundo, những người không mang khát khao cống hiến. Amleto Frigani, Humberto Maschio và huyền thoại Juventus, Omar Sivori đều khoác áo Azzurri trong quãng thời gian thất vọng này. 
Dù nhiều chuyên gia nhận định không thể đổ lỗi cho một vài cá nhân vì thất bại của cả một nền bóng đá. Thế nhưng năm 1962, Italy vẫn thông qua đạo luật hạn chế các cầu thủ nước ngoài hay gốc gác nước ngoài thi đấu tại Serie A. Angelo Sormani là Oriundo cuối cùng khoác áo Azzurri vào tháng 10/1963, mở đầu cho giai đoạn bốn thập kỷ vắng bóng Oriundo.
Gần hai thế hệ, người Italy vẫn tranh cãi về việc trao cơ hội cho nhóm Oriundo. Cho đến năm 2003, Camoranesi lại mở đầu cho kỷ nguyên thứ hai của Oriundo bằng việc khoác áo Azzurri. Năm 1873, ông cố của Camoranesi di cư đến Italy. Sự thẳng thắn của Camoranesi bằng việc thừa nhận luôn coi mình là người Argentina và không biết hát quốc ca Italy càng khiến làn sóng phản đối triệu tập Oriundo bùng lên dữ dội.
Kể từ năm 2003, các cầu thủ thuộc diện Oriundo đã ra sân cho ĐT Italia trên 110 lần. Không ít người trong số họ tạo nên dấu ấn như ngôi vô địch World Cup 2006 của Camoranesi, Euro 2012 ghi đậm dấu ấn của Balotelli hay gần nhất tại Euro 2016, pha solo ghi bàn vào lưới Thụy Điển của Eder giúp Italy lọt vào vòng 16 đội,... nhưng cuộc tranh cãi chưa bao giờ chấm dứt.
Người thuộc phái bảo thủ vẫn bác bỏ luận điểm nên sử dụng Oriundo. Nhưng người thuộc phe cấp tiến nhanh chóng lấy dẫn chứng tại Euro 2016 để bảo vệ quan điểm nên trao cơ hội cho những cầu thủ có gốc nước ngoài. 
Euro 2016 hinh anh 3
Eder được chào đón như người hùng tại quê nhà

Người Đức mang đến Euro 2016 nhiều cầu thủ thuộc diện "Oriundo" như Bernd Leno, Jonathan Tah, Shkodran Mustafi , Jerome Boateng , Leroy Sane, Mesut Ozil , Sami Khedira , Emre Can , Mario Gomez , Lukas Podolski. Đáng nói là dàn cầu thủ ấy đã loại Italy khỏi Euro 2016.
Hai đội bóng lọt vào chung kết Euro 2016 đều có nhiều cầu thủ có gốc gác từ dân nhập cư. ĐT Pháp vốn nổi tiếng đa sắc tộc từng thành công với thế hệ "black-blanc-beur" của Zidane tại World Cup 1998 và Euro 2000. Bồ Đào Nha lên ngôi tại Euro 2016 với những cầu thủ ghi dấu ấn trực tiếp đều thuộc nhóm Oriundo gồm Pepe, William Carvalho, Nani hay người hùng Eder.

Eder của Italy từng solo ghi bàn vào lưới Thụy Điển để giúp Azzurri sớm vượt qua vòng bảng. Eder của Bồ Đào Nha cũng solo ghi bàn theo cách tương tự vào lưới Pháp để giúp Seleccao vô địch Euro 2016. Hai bàn thắng đều có nét tương đồng đến kỳ lạ, cả hai Eder đều thuộc diện Oriundo

Nhưng số phận của hai Eder rẽ theo những hướng khác. Một người vẫn bị chỉ trích, coi thường. Người còn lại được tung hô như anh hùng dân tộc...

► Xem thêm thông tin giải bóng đá Ngoại hạng Anh và lịch bóng đá Anh mới nhất.
Như Đạt

Có thể bạn quan tâm

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

(Diemsovi.com) – Bóng đá là một trò chơi của tập thể mà mỗi cá nhân đều phải thi đấu vì lợi ích chung của cả đội. Ở một góc độ nào đó, mỗi cầu thủ cần hiểu rõ đúng thực lực của mình để có nên tiếp tục cống hiến cho đội bóng hay nhường chỗ cho những cái tên khác xứng đáng hơn. Những nhà vô địch EURO 2016 đã cho chúng ta thấy được bài học đó.

Xem thêm
top-arrow
X