Thứ Ba, 24/12/2024 Mới nhất
Zalo

Nhìn lại TTCN Ligue 1: Mùa Hè của những cuộc cách mạng

Thứ Năm 03/09/2009 14:16(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Giữa cái nắng nóng kỷ lục trong nhiều năm qua của mùa Hè nước Pháp, thị trường chuyển nhượng (TTCN) cũng như bị hun đốt bởi những bản hợp đồng “nóng đến bỏng tay”. Một mùa Hè “điên rồ” đã làm biến đổi gần như hoàn toàn bức tranh Ligue 1. Chỉ sau một năm, người ta chứng kiến những cú chuyển mình ngoạn mục với vỏn vẹn hai tháng ngắn ngủi điên cuồng “chạy đua vũ trang”.

Lyon đã phá bỏ đi mọi ranh giới tiêu pha của chính mình bằng bản hợp đồng đắt giá nhất trong lịch sử là Lisandro Lopez (24 triệu euro) và số tiền kỷ lục của một kỳ chuyển nhượng trong năm (72 triệu). Marseille tổng tấn công trên thị trường và gia cố toàn diện bằng tám tân binh với tổng chi phí lên đến gần 40 triệu. Bordeaux cũng “chịu chơi” bỏ ra 13,5 triệu để chính thức hóa quyền sở hữu đối với Yoann Gourcuff, sau một mùa sử dụng anh trên danh nghĩa là một cầu thủ mượn từ AC Milan, nâng số tiền chi tiêu lên 24,5 triệu. Chỉ có PSG, kẻ gây khá nhiều tranh cãi trên TTCN một năm về trước, là có vẻ dè dặt một chút. Thế nhưng ai mà biết được, một khi đội bóng thủ đô đã phá bỏ được tâm lý e ngại sau những bản hợp đồng thất bại, họ sẽ còn vung tiền bừa phứa đến thế nào...

Lisandro Lopez, bản hợp đồng đắt giá nhất mùa Hè 2009 của Ligue 1

Một điểm dễ nhận thấy là các đại gia không còn cuống cuồng lao vào thị trường trong những ngày mà phiên chợ cầu thủ mùa Hè sắp sửa đóng cửa nữa. Tức là, bên trong cái vỏ của những thương vụ đắt giá có hẳn cả kế hoạch chi tiêu đã được tính toán kỹ lưỡng. Mùa Hè đã bắt đầu trong êm ả, bùng nổ dữ dội trong giai đoạn giữa và lặng lẽ về cuối. Khi mà thị trường sắp kết thúc, nó bị biến thành nơi để các đội bóng tầm trung “vét” những bản hợp đồng cuối cùng, còn các đội bóng lớn thì “bán tống bán tháo” những kẻ mà họ cho là không cần thiết, sau khi đã “nhập” quá nhiều trong giai đoạn đầu mùa Hè.

Vụ Eidur Gudjohnsen chuyển từ Barcelona sang Monaco và việc Lyon chia tay Fabio Grosso, Anthony Mounier lẫn Jerome Rothen của PSG sang Rangers là minh chứng tiêu biểu cho hai xu hướng ấy. Nó chứng tỏ rằng các đội bóng đã bắt đầu hiểu rằng thành công của một bản hợp đồng mới là sự kết hợp của chất lượng cầu thủ và khoảng thời gian để anh ta hòa nhập với lối chơi chung. Vì vậy, việc đưa về một tân binh khi TTCN sắp đóng cửa không phải là sự lựa chọn khôn ngoan. Các đại gia Ligue 1 vung tiền thì chịu chơi thật đấy, nhưng không hề mù quáng. Phần lớn những cầu thủ họ đưa về cho đến lúc này đều đang chơi tốt, nhờ những tính toán nhỏ nhặt, nhưng rất hợp lý ấy.

Tuy nhiên, việc Ligue 1 thu hút được nhiều nhân tài hơn cũng không thể che giấu được một sự thật nhức nhối: Giữa những đội bóng thuộc diện ứng viên vô địch và phần còn lại tồn tại một sự phân hóa ghê gớm. Chi phí chuyển nhượng của một mình Lyon đủ vượt xa tổng số tiền chi tiêu mà 16 đối thủ khác ngoài nhóm “Big Four” ở Ligue 1 (Lyon, Bordeaux, PSG, Marseille). Có bốn đội bóng chưa hề chi ra một xu trong kỳ chuyển nhượng đầu mùa là Rennes, Montpellier, Boulogne và Auxerre, và một vài đội khác tiêu tiền kiểu “có cũng như không”, với phí chuyển nhượng không vượt quá nổi... một triệu euro như Valenciennes hay Grenoble. Nếu như bản hợp đồng đắt nhất của nhóm “Big Four” là Lisandro có giá 24 triệu, thì mức cao nhất mà “phần còn lại” có thể chi trả cho một tân binh chỉ vỏn vẹn sáu triệu (Gervinho từ Le Mans sang Lille và Gonzalo Bergessio từ San Lorenzo sang St. Etienne), tức thua kém những bốn lần!

5 bản hợp đồng đắt giá (triệu euro)

Cầu thủ Từ Đến Giá

Lisandro Lopez Porto Lyon 24
Lucho Gonzalez Porto Marseille 18
Michel Bastos Lille Lyon 18
Bafetimbi Gomis St. Etienne Lyon 13
Stephane Mbia Rennes Marseille 12

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X