Cuộc biểu tình của CĐV Man United: Khi thùng thuốc súng đã nổ!

Tác giả KDNX - Thứ Ba 04/05/2021 17:15(GMT+7)

Zalo

Với NHM Man United, cái tên Glazer đã luôn là một từ ngữ đáng ghét, thậm chí khiến họ dị ứng mỗi khi nghe đến. Tuy nhiên, với việc gia nhập European Super League, gia đình tới từ Mỹ này đã chính thức thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của NHM Quỷ Đỏ.

Cuộc biểu tình của CĐV Man United: Khi thùng thuốc súng đã nổ!
 
Hàng ngàn NHM Manchester United không chỉ biểu tình ở sân Old Trafford hay ở trung tâm thành phố Manchester vì phản đối Super League. Thực sự, hành động dại dột và thiếu tính toán của BLĐ Quỷ Đỏ cách đây 2 tuần trước chỉ là mồi lửa cho một thùng thuốc súng đã âm ỉ từ lâu, đó là sự ghét bỏ với nhà Glazer
 
"Mua đồ hơn 50 Bảng ở Mega Store mới có được tấm bảng 0 đồng-J Glazer," một người biểu tình viết. Một người biểu tình khác viết: "Chống lại lòng tham. Chiến đấu vì Man United" hoặc "Tiền vẫn nhận, nhưng nhà vẫn dột."
 
Việc người hâm mộ nghi ngờ ý định của giới chủ CLB không phải là một điều gì đó quá mới mẻ trong bóng đá, nhưng với Manchester United, mọi thứ đã vượt xa sự nghi ngờ, thậm chí biến thành thù hận. Nhiều NHM cảm thấy bị bóc lột và bị ngó lơ bởi những ông chủ vô tâm, những người nghĩ Super League sẽ diễn ra suôn sẻ mà không cần hỏi ý kiến của người hâm mộ xem họ có đồng ý hay không.
 
NHM không thể quay lại Manchester sau khi đến dự khán trận gặp Crystal Palace vì trận đấu bị dời lại để phù hợp với lịch chiếu TV thay vì phù hợp với khán giả đến sân ? Ai thèm quan tâm. Nếu các người không đến thì mất chỗ nhé!
 
Nhưng người hâm mộ vẫn có quyền nói "thế là chưa đủ", vì vậy, họ quyết định thể hiện quan điểm của mình bằng một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

Cuộc biểu tình của CĐV Man United: Khi thùng thuốc súng đã nổ!
 
Cuộc biểu tình diễn ra hôm chủ nhật đã âm ỉ từ lâu. Cuộc biểu tình này rất khác với cuộc biểu tình diễn ra vào năm 2019 khi NHM trên mạng cảm thấy bực bội với việc Man United không đem về một cầu thủ nào đã quyết định biểu tình, thế nhưng, chẳng ai đến dự cuộc biểu tình này cả. Hoặc vào tháng 2 năm 2020, một cuộc tẩy chay cỡ lớn diễn ra trong trận gặp Wolves, tuy nhiên, cũng như cuộc biểu tình vào năm 2019, chẳng mấy ai quan tâm tới họ.
 
Ở cuộc biểu tình lần này, rất nhiều người hâm mộ đã đến sân, nhiều đến mức người ta không thể ngó lơ cuộc biểu tình này. Đa số họ đều lưu lại trong đầu hình ảnh thương vụ mua lại của nhà Glazer, một thương vụ đầy tai tiếng ở thời điểm 2005. 
Khi người đồng sở hữu Joel Glazer xin lỗi NHM vì Super League 2 tuần trước, ông ta đã nói nhiều về việc xây dựng lại lòng tin. Tuy nhiên, người hâm mộ Man United biết rõ rằng chẳng còn gì để xây dựng lại cả.
 
Nhà Glazer nói về việc tạo cầu nối với NHM như một mấu chốt khi họ mua lại Man United vào năm 2005. Thế nhưng, đã 16 năm trôi qua nhưng chẳng có gì hơn ngoài một lời xin lỗi. Đó là lý do vì sao NHM Man United giơ cao tấm biển "Lời xin lỗi không được chấp nhận" trên những lá cờ, cùng với đó là những dòng chữ như "Bảo vệ di sản" hoặc "Joel ngớ ngẩn."

Cuộc biểu tình của CĐV Man United: Khi thùng thuốc súng đã nổ!
 
Những người hâm mộ đến sân, một cộng đồng NHM lâu năm, những người vốn là bạn với nhau, cảm thấy bị chia rẽ vì thương vụ nhà Glazer. Khoảng 4000 người trong số họ sau đó đã tách ra và lập nên FC United of Manchester. Tuy nhiên, nhà Glazer vẫn vượt qua sự ghét bỏ của người hâm mộ ở bờ bên kia Đại Tây Dương. Liệu họ có quan tâm tới việc nhiều NHM không hề nói chuyện với nhau kể từ năm 2005 tới nay? Hay việc các cầu thủ bị gọi là "lũ Judas" nếu rời khỏi một CLB thiếu ý chí? Câu trả lời chắc chắn sẽ là không.
 
Vào năm 2010, khi NHM khoác lên cổ những chiếc khăn xanh vàng như một cách biểu thị sự phản đối, chúng ta có thể thấy rõ sự mỉa mai cay đắng của việc họ vẫn phải trả tiền để đến sân Old Trafford. Nhà Glazer có lẽ biết rõ việc từ bỏ CLB mình yêu thương là thứ mà các CĐV không thể làm và chắc chắn sẽ không bao giờ làm.
 
Dù vậy, nhà Glazer vẫn nhận được sự ủng hộ bởi Sir Alex Ferguson, kể cả khi số nợ cứ ngày càng chồng chất theo năm tháng. Ông chủ Martin Edwards, chủ cũ của Man United, dù không nhận được sự ủng hộ của NHM vẫn có thể tự hào rằng thời ông còn ở Old Trafford, Quỷ Đỏ được xây dựng dựa trên lợi nhuận tạo ra từ NHM, rất khác với những gì nhà Glazer đang làm.
 
Nợ là một từ ít khi được nhắc đến thời tiền Glazer, nhưng khi gia đình người Mỹ này đến sân Old Trafford, Man United đã phải trả 1,5 tỷ tính từ thời điểm 2005. CLB sẽ cho rằng dưới thời Glazer, lợi nhuận của CLB đã tăng lên nhiều lần nhờ tiền quảng cáo và sự bùng nổ về mặt truyền thông, tuy nhiên, NHM lại đang nhìn vào một sự thật cay đắng.
 
Từ chỗ một nhà vô địch và là "ông kẹ" ở Châu Âu, Man United đã biến thành một chú mèo con vô hại kể từ khi Sir Alex Ferguson rời đi vào năm 2013. Tệ hơn, họ trở thành một mớ hỗn độn với hàng loạt những cái tên đắt giá nhưng lại thi đấu kém hiệu quả cùng một băng ghế huấn luyện thiếu ổn định. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, chính NHM Man United đã tiếp tay cho điều này khi liên tục yêu cầu đem về những cái tên như Alexis Sanchez, Bastian Schweinsteiger hoặc Radamel Falcao, những cái tên xuất sắc của bóng đá thế giới nhưng lại không phù hợp với Man United, khiến đội nhà trở thành con nợ của các quỹ đầu tư mạo hiểm tham lam.
 
Trên sân, tiền vé vượt đỉnh lần đầu trong 5 năm đầu kể từ 2005, tuy nhiên, điều này đã được kiểm soát kể từ đó. Dù vậy, chúng ta vẫn phải ghi nhận một điều, đó là sân Old Trafford vẫn có những người cố gắng cải thiện cách CLB giao tiếp với NHM, lắng nghe họ để có thể cải thiện chất lượng SVĐ, ví dụ như tạo ra một khán đài đứng với giá rẻ hơn cho NHM muốn cùng nhau ca hát ủng hộ đội nhà.
 
Man United cũng xử lý rất tốt trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra. Họ không cắt giảm nhân sự, thậm chí còn thể hiện sự ủng hộ với cộng đồng địa phương bằng cách tổ chức các chuyến đi miễn phí tới Kazahstan cho NHM hoặc trả tiền vé cho họ trong chuyến hành quân tới sân của LASK ở Europa League mùa giải 2019-2020. Tuy nhiên, những nghĩa cử cao đẹp kể trên đã bị che mờ bởi quyết định gia nhập Super League.
 
Sân Old Trafford thì sao ? Đã có 4 kế hoạch phát triển sân trong vòng 12 năm trước khi thương vụ mua lại diễn ra, trong đó có việc gia tăng sức chứa từ 44000 lên thành 68000. Sau đó là một kế hoạch nâng cấp lên thành 75000 chỗ ngồi được ký kết và chấp thuận trước khi nhà Glazer tiếp quản, thế nhưng, mọi thứ đã bị nhà Glazer hủy bỏ. Kể từ đó tới nay, BLĐ Man United không hề đưa ra một dự án nâng cấp sân nào, một điều đáng buồn khi xét đến việc các CLB khác trên khắp Châu Âu đầu tư rất kỹ lưỡng tới vấn đề sân bãi. Mọi thứ tệ đến mức chúng ta có thể thấy lớp sơn trên tường SVĐ đã bong tróc khá nhiều, một ẩn dụ cay đắng cho những gì đã và đang xảy ra ở Man United.
Vì sao fan MU biểu tình dẫn đến hoãn trận đấu MU vs Liverpool?Vì sao fan MU biểu tình dẫn đến hoãn trận đấu MU vs Liverpool?
Mới đây, trận đấu giữa MU vs Liverpool đã bị hoãn sau khi các CĐV chủ nhà biểu tình trong bạo lực. Nhưng theo ý kiến của Roy Keane, hành động này hoàn toàn có...
Cảnh sát xác nhận đã “gô cổ” fan MU càn rỡCảnh sát xác nhận đã “gô cổ” fan MU càn rỡ
Cảnh sát vùng Greater Manchester xác nhận một người đã bị bắt sau cuộc biểu tình nhuốm màu bạo lực của người hâm mộ Man United.
Hài hước: Fan MU ngã sấp mặt từ xà ngang trong lúc biểu tìnhHài hước: Fan MU ngã sấp mặt từ xà ngang trong lúc biểu tình
Một sự cố hài hước đã diễn ra trong cuộc bạo loạn kinh hoàng tại Old Trafford, với đối tượng là một fan MU nhí.
Sân tập của Manchester United từng là sân tập đẹp nhất nước Anh khi nó mở cửa vào năm 2000. Thế nhưng, ở năm 2019, nó đã trở thành một sân tập tồi tàn tới mức các HLV phải chuyển đến các khu cabin di động, một điều đáng buồn với một CLB đẳng cấp như nửa đỏ thành Manchester.
 
Người hâm mộ Man United không muốn một tay tài phiệt hay sự trợ giúp của nhà nước. Bản thân CLB này đủ vĩ đại để có thể tự mình hoạt động bằng nguồn vốn tự cung. Nhưng khi nguồn cung này được dùng để trả những khoản nợ trời ơi đất hỡi, có cảm giác như Man United đang bơi với hai hòn gạch buộc vào tay vậy.
 
Không cần phải thương cho Man United, họ không phải là lũ ăn mày. Dù gì đi nữa, đây là CLB có quỹ lương cao thứ hai thế giới bóng đá, chỉ sau Barcelona ở thời điểm 2019. Tuy nhiên, nguồn tiền này đang dần cạn.
 
Dù vậy, khi nhìn vào những gì đang diễn ra trên sân bóng, chúng ta hoàn toàn có thể tin vào một tương lai tươi sáng hơn cho Quỷ Đỏ, nhất là khi Ole Gunnar Solskjaer đang cho thấy sự mát tay của mình, thể hiện qua việc Man United đang đứng thứ 2 ở Premier League và đang rộng đường tiến vào trận chung kết Europa League. Dẫu vậy, NHM Man United vẫn không hề tin tưởng giới chủ cũng như hệ thống bóng đá mà họ đang tham gia.

Cuộc biểu tình của CĐV Man United: Khi thùng thuốc súng đã nổ!
 
Thực sự, bóng đá Anh đã khiến NHM thất vọng. Có một sự thật đáng buồn, đó là những CLB chăm lo kỹ càng tới cảm xúc của NHM, những CLB thực sự nghĩ đến truyền thống và luôn cố gắng xây dựng cầu nối với địa phương như Bury, Macclesfield, Bolton, những CLB rất gần với Man United, lại đang trên đường phá sản.
 
NHM của những CLB nhỏ rất hiếm khi cảm thông với NHM các CLB lớn hơn, tuy nhiên, họ cũng hiểu rằng NHM Man United đang dần mệt mỏi trong cuộc chiến với nhà Glazer.
 
Ở cuộc biểu tình diễn ra vào chủ nhật, NHM Man United chỉ đem theo những yêu cầu đơn giản: họ muốn được lắng nghe, họ muốn được can thiệp nhiều hơn vào công việc của đội bóng họ yêu. Nhưng quan trọng nhất, họ không muốn bị gạt ra khỏi công việc chung của Man United, CLB họ đã trót yêu từ khi còn bé.
 
Bài viết được rút từ: "Manchester United fans’ protests had long been brewing – they don’t trust their owners or the system they play in" của tác giả Andy Mitten đăng trên The Athletic.
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow