Thứ Ba, 24/12/2024 Mới nhất
Zalo

Thành phố tình yêu Paris vẫn... chưa yêu Thế vận hội Olympic

Thứ Sáu 26/07/2024 12:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Gần tới thời điểm sông Seine rực sáng với lễ khai mạc Olympic Paris 2024, người dân của thủ đô nước Pháp vẫn lạnh nhạt với sự kiện tròn 100 năm mới trở lại với địa phương.

Người dân Paris bày tỏ cảm xúc lẫn lộn về Olympic 2024, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh được tổ chức ở thủ đô Paris cùng vùng phụ cận từ ngày 26/7 đến ngày 11/8. Một số người hoan nghênh việc Pháp xây dựng thương hiệu, kiếm tiền du lịch và hút sự chú ý khi đăng cai Olympic, song có những người khác chỉ ra những mặt trái của việc tổ chức một sự kiện lớn ngay tại trung tâm thủ đô.

Thành phố tình yêu Paris vẫn chưa yêu Thế vận hội Olympic 1
Sông Seine, địa điểm diễn ra lễ khai mạc

Những vấn đề Paris phải đối mặt

Nhiếp ảnh gia tự do Johanna Liscio mang trong mình hai dòng suy nghĩ đối lập. Cô gái 28 tuổi này chuyên chụp ảnh kỳ nghỉ và đám cưới, với lịch đặt chụp hình khoảng 10 lượt mỗi tháng. Nhưng một tuần trước lễ khai mạc Olympic Paris 2024, doanh thu của cô đã giảm khoảng 60%, bởi các địa danh mang tính biểu tượng của Paris như Tháp Eiffel đã bị phong tỏa.

Phần lớn khách hàng của Johanna là khách du lịch đến từ châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Cô cho biết: “Paris là một trong những thành phố được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới và thật tuyệt vời cho chúng tôi, cho nền kinh tế, cho ngành du lịch khi đăng cai Olympic. Còn đối với công việc, có lẽ tôi không vui như tôi nghĩ. Hơi căng thẳng khi tôi phải thích nghi với tình hình mỗi ngày, nó phức tạp hơn một chút so với dự kiến”.

Thành phố tình yêu Paris vẫn chưa yêu Thế vận hội Olympic 2
Sông Seine bị chiếm lấn để phục vụ các môn thi Olympic Paris 2024
Thành phố tình yêu Paris vẫn chưa yêu Thế vận hội Olympic 3
Những công trình ngổn ngang trước giài đấu

Một tháng vừa qua, một số người dân Paris đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng khi trước đó phải chịu đựng nhiều tháng gián đoạn do địa phương chuẩn bị cho sự kiện thể thao 4 năm diễn ra một lần này.

Việc chặn đường để xây dựng công trình phục vụ Olympic Paris 2024, phong tỏa các địa điểm nổi tiếng.. đã gây bất tiện cho người dân địa phương, làm gia tăng đáng kể thời gian di chuyển trong thủ đô. Một mối lo khác là giá cả tăng trong thời gian diễn ra sự kiện. Ví dụ, giá vé tàu điện ngầm một chiều đã tăng từ 2,15 euro lên 4 euro từ ngày 20/7 đến ngày 8/9. Các doanh nghiệp trong khu vực “vòng tròn an ninh Olympic” cũng gặp khó khăn, khi một số chủ nhà hàng chứng kiến lượng khách hàng giảm 80% do địa phương thực hiện các biện pháp an ninh chặt chẽ hơn.

Hướng dẫn viên Vadim Sotropa cho biết: “Điều quan trọng là phải hiểu sự bất mãn của người dân không phải hướng đến khách du lịch hay VĐV. Nó liên quan đến một loạt các quyết định của chính phủ không cân bằng được với cuộc sống yên bình của cư dân thành phố và nhu cầu của đất nước”.

Thành phố tình yêu Paris vẫn chưa yêu Thế vận hội Olympic 4
Các tuyến phố ở Paris bị phong toả

Và kết quả là nhiều người rời khỏi thủ đô trong thời gian diễn ra Olympic Paris 2024. Theo báo cáo được công bố vào tháng 6 bởi tổ chức Le Revers de la Medaille (Pháp), đại diện cho 90 tổ chức phi lợi nhuận làm việc với người di cư và người vô gia cư, đã nêu chi tiết về việc có hơn 12.000 người rời khỏi Paris kể từ tháng 4/2024.

Nhà thiết kế Miranda sẽ từ Paris di chuyển đến miền Nam nước Pháp trong vài ngày. Người phụ nữ 31 tuổi nói: “Tôi cảm thấy đây chỉ là những vấn đề nhỏ so với việc sinh viên mất nhà ở, người vô gia cư bị chuyển đến nơi nào đó không biết, cảnh sát đến phá hủy nơi cư trú của họ và người lao động làm việc bất hợp pháp mà không có bảo hiểm y tế”.

Nhưng, “làn sóng” bất bình trở nên dữ dội khi Chính phủ Pháp sử dụng ngân sách cho một việc không quan trọng, khi người dân muốn dùng điều này cho việc phúc lợi xã hội, để có thể giúp đỡ hàng nghìn người. Có lẽ quyết định gây tranh cãi là chi 1,4 tỷ euro để làm sạch sông Seine, nơi diễn ra cuộc thi bơi marathon và ba môn phối hợp. Việc lắp đặt một tháp đánh giá bằng nhôm cho sự kiện lướt sóng ở Tahiti cũng gây ra nhiều tranh cãi vì tác động đến môi trường, bởi lo ngại về thiệt hại cho rạn san hô. 

Thành phố tình yêu Paris vẫn chưa yêu Thế vận hội Olympic 5
An ninh được thắt chặt tại Paris

Paris không lạnh nhạt với Olympic?

Tất nhiên, không phải mọi thứ ở Paris đều u ám và ảm đạm. Đông đảo người địa phương đã mua vé tham dự lễ khai mạc ở sông Seine lẫn ngày bế mạc tại SVĐ quốc gia Stade de Franc. Bên cạnh họ theo dõi các môn thi đấu được tổ chức tại các địa điểm mang tính biểu tượng của Pháp như Tháp Eiffel, Hotel des Invalides, bảo tàng Grand Palais, Place de la Concorde...

Sotropa, 26 tuổi, thừa nhận Olympic Paris 2024 từng gây ra cho anh cùng gia đình sự phiền nhiễu. Song, sự cuốn hút từ sự kiện lớn này đã làm anh thay đổi trong suy nghĩ: “Tôi mong chờ Olympic Paris 2024 vì tôi thấy đây là cơ hội duy nhất để tham gia sự kiện thể thao danh giá này”. 

Mô tả Olympic Paris 2024 là sự kiện “có một không hai trong đời”, nhà sáng tạo nội dung 23 tuổi Theo Guyon rất vui khi được đắm mình trong bầu không khí này và nói rằng: Anh nói: “Tôi không lo lắng về đám đông, sự kiện này chỉ diễn ra trong vài tuần và tôi nghĩ rằng Olympic là sự kiện đáng để tham gia một lần trong đời, mặc dù hiện nó có phần tạo ra những cản trở trong sinh hoạt của tôi một chút”.

Thành phố tình yêu Paris vẫn chưa yêu Thế vận hội Olympic 2
OP

Hay Laurane Vepierre, người thường mất một giờ đi làm từ vùng Essonne đến thủ đô Paris, sẽ làm việc từ xa trong hầu hết thời gian diễn ra Olympic Pairs 2024. Vepierre cho biết, cứ 4 năm, sự kiện được diễn ra ở một địa điểm khác nhau nên những địa điểm khác nhau đều có cơ hội thu hút sự danh tiếng, hình ảnh và kinh tế.

Và Vepierre chỉ là hàng triệu người dân Pháp kỳ vọng bầu không khí tuyệt vời mà Olympic Paris 2024 mang đến, bởi thể thao luôn đưa mọi người lại gần nhau hơn. Sẽ mất một thời gian dài sau khi Olympic Paris 2024 kết thúc để Chính phủ lẫn người dân Pháp đánh giá khách quan về những lợi ích cùng hạn chế của sự kiện tạo ra. Song, đó cũng là thời điểm sự phấn khích lắng xuống, để trả về cho Paris nhịp sống bình thường.

*Theo The Straits Times

Những sự thật thú vị về kỳ Olympic Paris 2024 đặc biệt nhất lịch sửNhững sự thật thú vị về kỳ Olympic Paris 2024 đặc biệt nhất lịch sử
Ngày 26/7, Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 sẽ chính thức diễn ra, và đây là kỳ Olympic đánh dấu 100 năm của nước chủ nhà Pháp.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X