Không nằm ngoài sự chờ đợi của tất cả, hai gương mặt vàng của làng bơi lội Việt Nam đã thi đấu cực kỳ nổi bật trong ngày đầu tiên tại Seagame 28 khi chẳng những đoạt 3 HCV ở cả 3 nội dung tham dự mà còn phá luôn cả 3 kỷ lục Sea Games. Sự tỏa sáng rực rỡ của họ đã góp sức vào thành tích đoạt 9 HCV của đoàn thể thao Việt Nam để giữ vững vị trí thứ 2 trên bảng tổng sắp huy chương sau chủ nhà Singapore.
BẢNG TỔNG SẮP HUY CHƯƠNG SEAGAME 28
DANH SÁCH CÁC VĐV VIỆT NAM ĐOẠT HCV Ở SEAGAME 28
Lịch thi đấu, Kết quả bóng đá nam SEA Games 28-2015
Lịch thi đấu Sea Games 28 ngày hôm nay (6/6) của đoàn thể thao Việt Nam
Tổng hợp thành tích của đoàn thể thao Việt Nam ngày 6/6 |
- Huy chương vàng 1. Nguyễn Thị Thanh Phúc - Đi bộ 20km nữ (Điền kinh) 2. Phước Hưng, Phương Thành, Thanh Tùng, Đặng Nam, Hoàng Cường - Đồng đội nam (Thể dục dụng cụ) 3. Hoàng Quý Phước - 200m tự do nam (Bơi lội) 4. Nguyễn Thị Ánh Viên - 800m tự do nữ (Bơi lội) 5. Nguyễn Tiến Nhật, Nguyễn Phước Đến, Nguyễn Văn Thắng và Phạm Hùng Dương - Kiếm ba cạnh đồng đội nam (Đấu kiếm) 6. Nguyễn Thị Ánh Viên - 400m hỗn hợp nam (Bơi lội) 7. Nguyễn Thị Thi - Bi sắt đơn nữ 8. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Hạng cân 52kg nữ (Judo) 9. Vũ Thành An, Bùi Văn Tài, Nguyễn Xuân Lợi và Tô Đức Anh - Kiếm chém đồng đội nam (Đấu kiếm) - Huy chương bạc 1. Võ Xuân Vinh - Đi bộ 20 km nam (Điền kinh) - Huy chương đồng 1. VĐV Trần Xuân Hiệp - Trường quyền nam (Wushu) 2. Bộ ba Duy Hoàng - Văn Quân - Minh Ngọc - Súng trường 10m hơi đồng đội nam (bắn súng) 3. Trần Duy Khôi - 100m ngửa nam (Bơi lội) 4. VĐV Bùi Minh Quân - Nam dưới 81 kg (Judo) 5. VĐV Nguyễn Thị Thanh Trâm Nữ dưới 57 kg (Judo). 6. Phan Thị Bích Hà - 20km đi bộ nữ (Điền kinh) |
Cùng lúc, đội tuyển đấu kiếm tiếp tục mang tin vui về cho đoàn, khi thắng ở hai trong tổng số ba trận chung kết. Diễn biến căng thẳng nhất nằm ở phần thi đồng đội kiếm ba cạnh nam khi các tay kiếm Việt Nam chỉ vượt qua chủ nhà Singapore với tỷ số sít sao 44-43. Chiếc HC vàng thứ sáu của đội tuyển đấu kiếm ở SEA Games lần này giành được ở nội dung đồng đội kiếm chém nam, bằng chiến thắng cách biệt 45-30 trước đối thủ Indonesia. Điều tiếc nuối hôm nay có chăng chỉ là đội tuyển đấu kiếm không thể lập hat-trick “vàng” khi thất bại ở chung kết đồng đội kiếm liễu nữ, trước đội tuyển Singapore với kết quả 26-45.
Cũng trong ngày hôm nay, đội tuyển điền kinh xuất quân thành công với chiếc HCV đi bộ 20km nữ và đây là lần thứ ba liên tiếp Nguyễn Thị Thanh Phúc vô địch SEA Games ở nội dung này. Trong năm trận chung kết ở ngày thi đấu đầu tiên môn judo, các võ sĩ Việt Nam góp mặt ở trận tranh chức vô địch hạng 52 kg nữ và Nguyễn Thị Thanh Thủy đã vượt qua Phonenaly (Lào) để giành HC vàng.
Các HC vàng còn lại trong ngày của đoàn thể thao Việt Nam thuộc về Lê Thanh Tùng, Hoàng Cường, Đinh Phương Thanh, Phạm Phước Hưng và Đặng Nam (nội dung đồng đội nam môn Thể dục dụng cụ) và Nguyễn Thị Thi (bi sắt). Với 13 HC vàng, đoàn Việt Nam đứng thứ nhì trên bảng tổng sắp, sau chủ nhà Singapore (17 HCV). Đoàn thể thao Thái Lan đang đứng thứ ba với 10 HCV.
- Sau thất bại của đội kiếm liễu nữ, các nam kiếm thủ gồm Vũ Thành An, Bùi Văn Tài, Nguyễn Xuân Lợi và Tô Đức Anh đã vượt qua áp lực để đoạt tấm HCV đồng đội nội dung kiếm chém nam sau thắng lợi 45-30 trước đối thủ Indonesia ở chung kết. Vậy là, đội đấu kiếm đã thu hoạch được 6 HCV ở Seagame 28 vào ngày mai với nội dung kiếm chém đồng đội nữ, có kiếm thủ xuất sắc "độc cô cầu bại" ở khu vực Đông Nam Á Nguyễn Thị Lệ Dung cũng như kiếm ba cạnh đồng đội nữ.
- VĐV Phan Gia Mẫn đã không thể tiếp nối thành công của bơi lội Việt Nam trên đường đua xanh trong ngày hôm nay khi chỉ về đích thứ 7/8 chung cuộc ở chung kết nội dung 200m ếch nam.
- Cuối cùng, các môn võ từng là mỏ vàng chính của thể thao Việt Nam ở nhiều kỳ Seagames trước đó cũng đã lên tiếng. Nữ VĐV Nguyễn Thị Thanh Thủy đã đánh bại đối thủ Phonenaly của nước bạn Lào anh em ở chung kết hạng cân 52kg nữ môn Judo để đoạt tấm HCV. Đây là HCV thứ 8 trong ngày hôm nay của thể thao Việt Nam và thứ 12 ở Seagame 28, giúp chúng ta có được vị trí thứ 2 trên bảng tổng sắp huy chương.
- Đội đấu kiếm không thể tiếp tục đem về HCV cho đoàn thể thao Việt Nam khi các VĐV Đỗ Thị Anh, Lê Thị Bích, Nguyễn Thị Hoài Thu thua nước chủ nhà Singapore với tỷ số 26-45 ở chung kết nội dung kiếm liễu đồng đội nữ nên chỉ nhận HCB. Dù sao toàn đội đấu kiếm Việt Nam cũng đã thi đấu quá xuất sắc.
- Tiếp nối thành công vang dội trên đường đua xanh với 3 tấm HCV liên tiếp, đến lượt môn Bi sắt (Petanque) lập công trạng cho nước nhà khi VĐV Nguyễn Thị Thi đánh bại đối thủ Alfath Annisa người Indonesia 29-22 ở chung kết nội dung Bi sắt đơn nữ để đoạt HCV. Đây là HCV thứ 7 của thể thao Việt Nam trong ngày thi đấu hôm nay và thứ 11 từ đầu Seagame 28.
- Tại môn Judo, VĐV Nguyễn Thị Thanh Trâm đoạt HCĐ khi thắng đối thủ người Thái Lan Junsookplung Titapa bằng điểm Ippon. Trong khi đó, Nguyễn Đình Lộc thua điểm Ippon trước Sithisane của Lào ở trận tranh HCĐ hạng cân dưới 66 kg. Còn Danh Út Kiên thua điểm Ippon trước Ramirez Gilbert của Philippines trong trận tranh HCĐ hạng cân dưới 73 kg.
- 19h00: "Cô gái vàng" Ánh Viên bước vào nội dung chung kết thứ hai trong ngày và cũng là sở trường của cô: 400m hỗn hợp. Ở vòng loại, cô đã phá vỡ kỷ lục Seagames và bơi ở làn số 4. Giống như cự ly 800m tự do, Ánh Viên dẫn đầu ngay từ những mét đầu, điềm tĩnh tạo khoảng cách an toàn với các đối thủ. Đến 100m cuối cùng (kiểu bơi tự do) thì Ánh Viên coi như nắm chắc tấm HCV Seagames khi bỏ cách đối thủ bám đuổi người Singapore gần nửa bể. Tất nhiên, Ánh Viên mang về cho đoàn thể thao Việt Nam thêm một tấm HCV. Không những vậy, cô tiếp tục phá kỷ lục Sea Games ở nội dung này với thành tích 4 phút 42 giây 88, hơn kỷ lục mà chính cô lập hồi sáng hơn 1 giây (4 phút 43 giây 93).
- 18h45: Trở lại đường đua xanh với chung kết nội dung 100m bơi ngửa nam với sự tham gia của VĐV sinh năm 1997 Trần Duy Khôi của Việt Nam. Anh đạt thành tích tốt thứ hai vòng loại và bơi ở làn số 5. Dù không được đánh giá cao ở nội dung này cũng như không tạo được chú ý nhiều giống Ánh Viên hay Quý Phước song Trần Duy Khôi đã tạo được bất ngờ khi về đích ở vị trí thứ 3 với thành tích 56 giây 31. Cần lưu ý rằng, Khôi đã bứt tốc rất tốt trong 50m cuối để có được thành tích này dù 50m đầu anh không nằm trong nhóm giành huy chương. Một VĐV của Singapore đoạt HCV và phá vỡ kỷ lục Seagames thuộc về chính VĐV người Indonesia đoạt HCB.
- Tiếp đó, đến chung kết nội dung 800m tự do nữ với sự góp mặt của "cô gái vàng" Nguyễn Thị Ánh Viên bơi ở làn số 4 và Lê Thị Mỹ Thảo ở làn số 8. Ngay từ lúc khởi đầu, "kình ngư thép" của làng bơi lội Việt Nam như tâng bốc của báo chí Singapore đã tỏ ra trội hơn hẳn các đối thủ và dần dần bỏ xa tất cả. Thậm chí đối thủ bám đuổi sát nhất Ánh Viên đến từ Thái Lan cũng phải kém cô đến nửa bể. Và rồi Ánh Viên nhẹ nhành lướt về đích với thành tích 8 phút 34 giây 85 để đoạt lấy tấm HCV. Không những vậy, đó còn là một kỷ lục mới của Seagame. Bơi lội Việt Nam đang làm dậy sóng đường đua xanh ở Singapore khi hai kình ngữ hàng đầu của chúng ta thi nhau phá kỷ lục Sea Games, đem về hai tấm HCV danh giá cho nước nhà. Để chúc mừng cô gái vàng Ánh Viên lần thứ hai lập kỷ lục mới của SEA Games chỉ chưa đến một tiếng đồng hồ, ban tổ chức tại Cung thể thao dưới nước Singapore đã cho bật trên hệ thống loa phóng thanh bản nhạc "Mình yêu nhau đi", của ca sĩ Bích Phương.
Video Ánh Viên nhận HCV nội dung 800m tự do nữ
- 18h00: Các nội dung chung kết môn bơi bắt đầu diễn ra. Đầu tiên là nội dung 200m tự do nam với sự có mặt của nhà ĐKVĐ Sea Games Hoàng Quý Phước. Anh đạt thành tích tốt thứ 4 vòng loại và bơi ở làn số 6. Anh liên tục dẫn đầu ngay từ những mét đầu tiên và giữ được cho đến tận khi về đích, bất chấp nỗ lực bám đuổi của VĐV nước chủ nhà, quốc gia mạnh nhất khu vực trong môn bơi lội để rồi xuất sắc bảo vệ thành công tấm HCV ở nội dung sở trường. Không những vậy, anh còn thiết lập kỷ lục Seagames mới với thành tích 1 phút 48 giây 96 (kỷ lục cũ là 1 phút 49 giây 52). Kình ngư người Đà Nẵng đã khởi đầu Seagames 28 quá tuyệt vời.
Video trao huy chương vàng cho Quý Phước ở nội dung 200m tự do nam
- 17h30: Đến lượt đội Thể dục dụng cụ (TDDC) mang về HCV cho đoàn thể thao Việt Nam. Các nam VĐV Lê Thanh Tùng, Hoàng Cường, Đinh Phương Thanh, Phạm Phước Hưng và Đặng Nam đã đạt thành tích cao nhất 344,7 điểm ở nội dung TTDC đồng đội nam, so với 318,15 điểm của Thái Lan và 318,1 điểm của Singapore. Đây là HCV thứ 6 của TTVN ở Seagame 28. Cần lưu ý rằng, TTDC cũng là một thế mạnh hứa hẹn gặt hái nhiều vàng ở kỳ Sea Games lần này.
- 17h15: Đội tuyển đấu kiếm Việt Nam đứng trước cơ hội sớm vượt chỉ tiêu giành bốn HC vàng tại SEA Games 28, sau khi các VĐV của chúng ta giành quyền vào chơi cả ba trận chung kết vào chiều nay (06/06). Ở bán kết nội dung đồng đội kiếm ba cạnh nam, Nguyễn Tiến Nhật - người giành HC vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 28 - cùng các đồng đội Nguyễn Phước Đến, Nguyễn Văn Thắng và Phạm Hùng Dương giành chiến thắng cách biệt 45-17 trước đối thủ Thái Lan, để vào chung kết, gặp chủ nhà Singapore.
Ngay sau đó, các kiếm thủ Đỗ Thị Anh, Lê Thị Bích, Lưu Thị Thanh Nhàn và Nguyễn Thị Hoài Đồng giành chiến thắng 41-28 trước đội tuyển Indonesia ở bán kết đồng đội kiếm liễu nữ. Tại chung kết nội dung này, tuyển Việt Nam cũng gặp các tay kiếm Singapore. Thi đấu muộn nhất ở vòng bán kết là nội dung đồng đội kiếm chém nam. Đội Việt Nam gồm Bùi Văn Tài, Nguyễn Xuân Lợi, Tô Đức Anh, Vũ Thành An gặp tuyển Malaysia và giành chiến thắng chung cuộc 45-37. Đối thủ của tuyển Việt Nam tại chung kết là tuyển đấu kiếm Indonesia.
- 17h00: Cuối cùng phải đến cuối giờ chiều khi các nội dung thế mạnh được chờ đợi nhất của thể thao Việt Nam trong ngày hôm nay thi đấu thì chúng ta mới nhận được tin vui bay về từ Singapore. "Nữ hoàng đi bộ" Nguyễn Thị Thanh Phúc người Đà Nẵng đã trở thành chủ nhân tấm HCV đầu tiên trong ngày và thứ 5 kể từ đầu Sea Games. Bằng đẳng cấp và trình độ vượt trội so với các đối thủ trong khu vực, Thanh Phúc không mấy khó khăn về đich đầu tiên ở nội dung 20km đi bộ nữ với thành tích 1 giờ 45 phút 19 giây. Như vậy, Thanh Phúc đã bảo vệ thành công chức vô địch Seagames. Còn nhớ, trước ngày khởi tranh, cô đã được nhận tấm HCV Seagames 27 từng bị VĐV chủ nhà Myanmar cướp đoạt oan uổng khi đã chạy bộ chứ không phải đi bộ lúc về đích. Tuy nhiên rốt cục, VĐV này bị tước HCV do sử dụng doping. Ngoài ra, đồng đội của Phúc, Phan Thị Bích Hà đã đoạt HCĐ.
Thanh Phúc rạng ngời khi đem vinh quang về cho Tổ quốc. Ảnh: Vnexpress |
- Ở nội dung 20km đi bộ dành cho nam, VĐV Võ Xuân Nam đã giành HCB sau khi về nhì với thành tích 1 giờ 38 phút 37 giây. Người về nhất là VĐV Hendro (Indonesia) với thời gian 1 giờ 34 phút 22 giây. Ở nội dung này có sự tham gia của Nguyễn Thành Ngưng - em trai Thanh Phúc - nhưng anh thi đấu không thành công.
- 16h00: Trở lại với môn Wushu, nội dung biểu diễn nam quyền + nam côn dành cho nam. Nhà ĐKVĐ Seagames, Phạm Quốc Khánh dù đã 25 tuổi (khá cao so với một VĐV biểu diễn wushu) song vẫn thể hiện được phong độ tốt, đạt 9,70 điểm ở bài nam quyền, xếp thứ hai sau VĐV của Indonesia. Một VĐV khác của Việt Nam tham dự nội dung này, Cao Khắc Đạt (19 tuổi) chỉ có được 9,49 điểm. Ngày mai, các VĐV sẽ thi nốt bài nam côn và tính tổng điểm để xác định huy chương
- Chuyển sang môn Judo, võ sĩ Danh Út Kiên vào bán kết hạng cân dưới 73 kg của nam sau khi thắng đối thủ chủ nhà Yon Zheng. Ngoài ra, Bùi Minh Quân ở hạng dưới 81 kg nam cũng vào bán kết khi thắng điểm Ipon trước đối thủ người Indonesia. Còn ở tứ kết đối kháng dưới 52 kg của nữ, VĐV Nguyễn Thị Thanh Thủy đã đánh bại đối thủ người Campuchia, Heng Lyly bằng điểm tuyệt đối ippon.
- 15h30: Tại môn quyền anh, ba VĐV nữ Lê Thị Bằng (hạng cân 51-54 kg), Nguyễn Thị Yến (hạng cân 48-51kg), Lê Thị Ngọc Anh (45-48kg) đều đã vượt qua tứ kết để có mặt ở bán kết. Trong số này, Lê Thị Bằng được đánh giá cao nhất về khả năng đoạt HCV cho thể thao Việt Nam.
- 15h15: Tại môn Wushu nội dung nam đao + nam quyền đơn nữa, VĐV Bùi Minh Phương đã thi đấu khá tốt ở nội dung nam đao và giành 9,64 điểm xếp thứ 3 kém VĐV Myanmar dẫn đầu 0,3 điểm. Trong khi VĐV thứ hai của chúng ta ở nội dung này Nguyễn Thùy Linh đã mắc sai sót trong bài biểu diễn nên chỉ giành 8,96 điểm và cơ hội tranh chấp huy chương là cực thấp. Ngày mai, các VĐV sẽ thi nốt bài nam quyền và tính tổng điểm xác định huy chương.
- Xem bài thi giúp Trần Xuân Hiệp đạt HCĐ Seagames nội dung trường quyền nam
- 14h15: Tại chung kết môn bắn súng nội dung 10m súng trường hơi cá nhân nam, xạ thủ Nguyễn Duy Hoàng chỉ xếp thứ 6/8 chung cuộc và không giành nổi huy chương nào. VĐV Thái Lan PANYATONG Pongsa đoạt HCV ở nội dung này.
- 14h00: Đội Đấu kiếm Việt Nam tiếp tục thi đấu tốt khi đã có mặt ở bán kết 3 nội dung đồng đội thi đấu trong ngày hôm nay: kiếm liễu nữ, kiếm ba cạnh nam và kiếm chém nam.
- 13h30: Đội Wushu Việt Nam ra quân không thành công ở Seagame 28 khi mà VĐV Trần Thị Khánh Ly chỉ xếp thứ 5/9 chung cuộc ở nội dung biểu diễn (Taolu) Thái cực quyền với điểm số 9,37. VĐV của nước chủ nhà TAN Yan Ning Vera giành HCV ở nội dung này với số điểm 9,69
- 13h00: Cơ thủ Mã Minh Cẩm vào bán kết sau khi đánh bại đối thủ người Thái Lan Suwannasingh Suriya 100-27 ở nội dung carom 1 băng vốn luôn là thế mạnh của chúng ta.
- 12h00: Cuối cùng, thể thao Việt Nam cũng có tấm huy chương đầu tiên trong ngày hôm nay đến từ môn bắn súng nhưng chỉ mang màu Đồng. Ba nam xạ thủ Nguyễn Văn Quân, Đào Minh Ngọc và Nguyễn Duy Hoàng đã đạt tổng điểm 1818.1 sau 6 loạt bắn, xếp thứ 3 sau đoàn Thái Lan (1844.0) và Malaysia (1826.9) nên chỉ giành được HCĐ nội dung súng trườn hơi nam đồng đội. Riêng xạ thủ Nguyễn Duy Hoàng với thành tích 610.1 điểm (xếp thứ 5 vòng loại) đã lọt vào chung kết tranh tấm HCV cá nhân nội dung này với 3 VĐV Thái Lan, 2 Malaysia, 1 Phillipines và 1 Singapore.
- Chuyển sang môn bắn súng, nội dung 10m súng trường hơi nữ. Ba VĐV Nguyễn Thị Ngân, Dương Thị Mỹ Phương và Nguyễn Thị Xuân đã thi đấu không tốt ở vòng loại (tổng điểm là cơ sở để xét huy chương đồng đội), khiến thành tích của cả đội chỉ đứng thứ 4/4 chung cuộc (1.212,4 điểm) nên không giành nổi tấm huy chương nào. Chủ nhà Singapore đoạt HCV ở nội dung này. Thậm chí, cũng không VĐV nào lọt vào chung kết (gồm 8 VĐV) để tranh tấm HCV cá nhân khi Dương Thị Mỹ Phượng chỉ đứng hạng 9 với 406,1 điểm, Nguyễn Thị Xuân hạng 10 với 404,8 điểm và Nguyễn Thị Ngân xếp hạng 12 với 401,5 điểm
- Đội Canoeing Việt Nam tiếp tục thất bại trong ngày thi đấu đầu tiên. Ở nội dung cuối cùng mà chúng ta tham dự (K2-1.000m đôi nam), hai VĐV Trần Văn Vũ/Nguyễn Tường chỉ về đích thứ 4/6 chung cuộc, thua hơn 8 giây so với đội Indonesia đoạt HCĐ. Chủ nhà Singapore là đội giành HCV ở nội dung này.
- Xem lại lượt bơi đã giúp Ánh Viên phá kỷ lục Seagames ở ngay vòng loại
- 8h40: Niềm hy vọng số 1 của bơi lội Việt Nam, Nguyễn Thị Ánh Viên bước vào vòng loại nội dung 400m hỗn hợp nữ mà cô đang là nhà ĐKVĐ Seagames cũng như giữ kỷ lục của giải đấu. Quả thật, bằng đẳng cấp và trình độ vượt trội so với các đối thủ trong khu vực, nữ kình ngư sinh năm 1996 chẳng những dễ dàng đứng đầu vòng loại mà còn phá kỷ lục Seagames của chính mình với thành tích 4 phút 43 giây 93 (kỷ lục cũ là 4 phút 46 giây 16).
Thành tích của Ánh Viên là kỷ lục mới của SEA Games. |
- 8h28: VĐV bơi lội Trần Duy Khôi bước vào vòng loại nội dung 100m ngửa nam và đạt thành tích tốt thứ hai (58''24) sau VĐV Indonesia đồng nghĩa có mặt ở lượt bơi chung kết vào chiều nay (gồm 8 VĐV).
- Trước đó, tại chung kết môn Canoeing nội dung K4-1000m nam, đội Việt Nam gồm Nguyễn Tường/Trương Văn Hoài/Trần Văn Vũ/Lê Văn Dũng chỉ đứng thứ 5/6 chung cuộc. Giành HCV ở nội dung này là đội Thái Lan.
- 8h: Diễn ra vòng loại 200m tự do nam với sự tham dự của hai VĐV Hoàng Quý Phước và Lâm Quang Nhật. Cả hai đều đã giành HCV Sea Games tại Myanmar cách đây 2 năm song nội dung này chỉ là sở trường của Quý Phước còn Quang Nhật đoạt HCV ở nội dung 800m tự do. Quả thật, sau hai lượt bơi vòng loại, chỉ duy nhất Quý Phước giành quyền vào chung kết diễn ra vào lúc 18h00 chiều nay với thành tích tốt thứ 4 vòng loại (1'53''56).
Thứ tự của tám vận động viên vào chung kết bơi 200 mét tự do nam, xếp theo thành tích ở vòng loại. |
Chuyên trang Bóng đá 24h cập nhật liên tục thông tin Seagame 28, Lịch thi đấu môn bóng đá Nam SEA Games 28-2015, đầy đủ và chính xác nhất!
Diemsovi.com