Thứ Năm, 26/12/2024 Mới nhất
Zalo

World Cup 1958: Những trò khăm thế kỷ không "dập" nổi Pele

Thứ Năm 29/05/2014 06:52(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

VCK World Cup 1958 được đánh giá hay nhất lịch sử nên cũng có lắm tình tiết hậu trường kỳ thú như việc Pháp, Đức chơi khăm Brazil – Thụy Điển…

Người ta nói nhiều đến VCK World Cup 1958 như là lễ hội bóng đá xuất sắc nhất lịch sử túc cầu. Và quả thực từ trong sân cỏ ra đến ngoài đường biên, kỳ World Cup này luôn có những tình tiết khiến NHM không thể nào quên.

Trò chơi khăm của Pháp và Đức không thể làm mờ đi màn trình diễn sáng chói của Pele trong trận Chung kết, giúp Brazil lần đầu tiên giành Cúp vàng thế giới
Trò chơi khăm của Pháp và Đức không thể làm mờ đi màn trình diễn sáng chói của Pele trong trận Chung kết, giúp Brazil lần đầu tiên giành Cúp vàng thế giới

Trên đất Thụy Điển, lần đầu tiên NHM thế giới được biết tới cái tên Pele. Ở tuổi 17, người sau này được gọi là Vua bóng đá cùng các Vũ công xứ Samba hành quân tới châu Âu. Nhưng cơ hội của Pele chỉ tới sau khi hàng tấn công huyền ảo của Brazil bị Anh cầm hòa 0-0 ở vòng bảng.

Khi ấy, phòng thay đồ Brazil đã dậy sóng. Những siêu sao như Garrincha yêu cầu HLV Feola phải có những thay đổi nhân sự triệt để, mà cụ thể là cho tài năng trẻ Pele vào sân thi đấu ở ngay trận kế tiếp. Nên biết thời bấy giờ, luật thay người giữa trận chưa ra đời (phải tới năm 1970). Bởi thế việc chọn ĐH xuất phát đặc biệt quan trọng.

Chuyện vào sân của Pele là cả 1 sự lý thú. Nhưng việc vì sao ông mang áo số 10, khi còn chưa chơi trận nào ở World Cup còn đáng kinh ngạc hơn! Khi đó, Brazil đã quên đăng ký số áo với FIFA và một thành viên thuộc BHL Uruguay đã điền danh sách này giúp Những vũ công xứ Samba. Vốn là đại kình địch của nhau ở Nam Mĩ nên ông này đã chơi khăm Brazil bằng cách điền tên 1 cầu thủ “trẻ và vô danh” vào áo số 10. Đó là Pele.

Nhưng như một định mệnh, Pele với chiếc áo số 10 đã tung hoành ở VCK World Cup 1958 để cả thế giới phải biết đến ông. Sau này, Vua bóng đá cũng chiếm luôn chiếc áo toàn vẹn nhất của tuyển quốc gia Brazil. Trong cả chiều dài lịch sử làng túc cầu, người ta cũng đánh giá Pele là “Số 10” hoàn hảo nhất dù từng có những huyền thoại khác như Diego Maradona, Zico, Michel Platini, Zinedine Zidane đều mang áo số 10…

Ngoài màn “trình làng” cực kỳ ấn tượng của Pele thì World Cup 1958 cũng là lễ hội bóng đá thế giới đầu tiên được truyền hình trực tiếp trên sóng vô tuyến. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn, để khán giả trên toàn thế giới được theo dõi trực tiếp các trận đấu đỉnh cao thế giới. Song nó cũng đánh dấu trò chơi khăm lịch sử mà Pháp và Đức đã dành cho chủ nhà Thụy Điển cùng Brazil.

Trận đấu tranh hạng 3 của Pháp – Đức diễn ra ngày 28/6/1958 trong khi trận Chung kết giữa Thụy Điển – Brazil 1 ngày sau đó mới đá. Nhưng không hiểu sao, Pháp và Đức đã thuyết phục EBU chỉ phát sóng truyền hình trực tiếp trận tranh hạng 3 của họ. Còn trận Chung kết chỉ được phát trực tiếp trên sóng radio.

Trò chơi khăm này đã khiến NHM chủ nhà vô cùng tức giận. Hàng nghìn CĐV Thụy Điển đã tới xem trận Pháp vs Đức và mang theo đài bán dẫn để tẩy chay. Nhưng xem ra, với việc thua Brazil tới 2-5 trong trận Chung kết, thì NHM Thụy Điển có lẽ đã cảm thấy mừng bởi trận đấu không được tường thuật trực tiếp trên toàn thế giới!

Tổng quan về World Cup 1958

Quốc gia đăng cai: Thụy Điển
Số đội tham gia vòng chung kết: 16 (Bắc Ai Len, Tây Đức, Argentina, Tiệp Khắc, Scotland, Pháp, Nam Tư, Paraguay, Thụy Điển, Hungary, Mexico, Xứ Wales, Anh, Brazil, Liên Xô, Áo).
Đội vô địch: Brazil (vô địch lần đầu)
Hạng Nhì: Thụy Điển
Hạng Ba: Pháp
Hạng Tư: Tây Đức
Số trận đấu: 25
Số bàn thắng: 126 (3,60 bàn/trận)
Tổng số khán giả: 968.000 (24.800 người/trận)
Vua phá lưới: Just Fontaine (Pháp - 13 bàn)
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất: Pele (Brazil)

Vài thông tin xung quanh

* Trước khi VCK World Cup 1958 chính thức diễn ra, 2 cường quốc bóng đá là Anh và Hungary đã bị tổn thất nặng nề. Thảm họa Munich khiến Tam sư mất 3 cầu thủ, trong đó có tài năng trẻ Duncan Edwards. Còn Hungary mất nhiều trụ cột trước World Cup 2 năm vì một cuộc nổi dậy chống chế độ cộng sản.
* Vua Thụy Điển - Gustav V1 Adolf, đã phải đứng dậy vỗ tay khen Pele trong trận Chung kết: “Thật sự không thể không vỗ tay cho sự xuất sắc của Pele”
* Trận Chung kết World Cup 1958 đánh dấu 2 kỷ lục: Cầu thủ trẻ nhất ghi bàn - Pele (17 tuổi) và cầu thủ già nhất ghi bàn - Nils Liedholm (35 tuổi 263 ngày).

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X