Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bên lề World Cup: Chuyện cái quần của Giuseppe Meazza

Thứ Sáu 23/05/2014 11:08(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Nếu huyền thoại Giuseppe Meazza chỉ chăm chăm giữ cái quần của mình và không tỏa sáng, có lẽ ông cùng các cầu thủ Italia đã bị xử tử sau World Cup 1938!

Ám ảnh chiến tranh đã tác động tới World Cup 1938, khi Nhật Bản vì đụng độ với Trung Quốc mà buộc phải rút lui khỏi vòng loại. Và trên nước Pháp, chủ nghĩa phát-xít cũng tiếp tục bành trướng, khi tuyển Italia vẫn giữ nguyên cách chào của chế độ Mussolini. “Các cầu thủ của chúng tôi bước ra sân thẳng hàng kiểu quân đội, rồi giơ tay chào kiểu phát-xít giữa những tiếng la ó, huýt sáo đầy giận dữ…”, HLV Pozzo của Italia nhớ lại

Ấy là trận đấu đầu tiên của Italia trên đất Pháp, trước sự chứng kiến của hơn 10.000 người Italia chán ghét chế độ phát-xít nên phải lưu vong đến xứ Lục lăng. Dù vấp phải sự phản ứng vô cùng dữ dội, Italia vẫn tiếp tục phong cách ấy cho tới tận trận cuối cùng, đánh bại Hungary 4-2 để lên ngôi vô địch.

Giuseppe Meazza bị tụt quần vì quá giỏi hay quá... đẹp trai?
Giuseppe Meazza bị tụt quần vì quá giỏi hay quá... đẹp trai?

Chủ nghĩa phát-xít được truyền tải thông qua tuyển Italia khiến cả thế giới khiếp sợ. Nhưng cần phải biết rằng, chính những cầu thủ của đội tuyển ấy, cũng sợ bóng ma của Mussolini. Sau khi thắng đối thủ yếu Na Uy chỉ với tỷ số 2-1, Italia đã bị chỉ trích khá nặng nề.

Viên tướng phát-xít kiêm Chủ tịch LĐBĐ Italia lúc bấy giờ là Giorgio Vaccaro đã rất tức giận với hàng phòng ngự. Hắn ta lập tức can thiệp và chấm dứt sự nghiệp quốc tế của lão tướng Eraldo Monzeglio. Cũng theo HLV Pozzo chia sẻ, Giorgio Vaccaro đã nhiều lần can thiệp vào việc lựa chọn đội hình ra sân của ông. Trong đó, các đảng viên phát-xít luôn được ưu tiên…

Một nghi ngờ nữa về sự ám ảnh khủng khiếp mà các cầu thủ Italia phải đối mặt, đó là mẩu giấy từ Mussolini. Trước trận Chung kết gặp Hungary, Mussolini đã đánh điện gửi các cầu thủ dòng thông điệp ngắn gọn: “Chiến thắng hay là chết?”. Thông điệp ấy được hiểu theo 2 nghĩa. Có người nói nếu các cầu thủ Italia thua trận, họ sẽ bị xử tử. Cũng có những nhà nghiên cứu cho rằng đó chỉ là 1 khẩu hiệu bình thường của chủ nghĩa phát-xít!

Giữa những nỗi sợ hãi của khủng bố, phát-xít thì lại chính tuyển Italia mang đến tiếng cười vui vẻ cho NHM. Đó là khi huyền thoại Giuseppe Meazza thực hiện thành công quá penalty góp phần giúp ĐT áo Thiên thanh thắng Brazil 2-1. Khi ấy, Giuseppe Meazza đã bị… tụt quần. Trước đó, cựu danh thủ này nhiều lần bị đối phương kéo rách quần đấu và rất có thể khi đó, chiếc dây thun đã lỏng dẫn tới tình huống hài hước phía sau... Dù Brazil là ĐT nổi tiếng với lối đá hoa mỹ, nhưng thời đó Giuseppe Meazza là một đối thủ quá ảo diệu khiến hàng thủ của các vũ công xứ Samba cũng phải thực hiện các pha phạm lỗi hết sức thô thiển!

Sau khi lên ngôi ở liên tiếp 2 kỳ World Cup 1934 và 1938, chế độ phát-xít của Mussolini đã tiếp tục gây dựng một thế hệ cầu thủ mới, hòng chinh phục World Cup 1942. Nhưng kỳ World Cup này đã không bao giờ diễn ra và người ta chẳng khi nào biết liệu Italia có thể thống trị thế giới bóng đá lần thứ 3 liên tiếp hay không… Vì điều đó có thể lắm!

Thông tin thêm

HLV Pozzo là người gây ra rất nhiều tranh cãi, cả về chuyên môn lẫn ý thức chính trị của ông. Người ta có thể cáo buộc Pozzo là HLV duy nhất 2 lần vô địch World Cup (thậm chí là liên tiếp) nhờ sức mạnh của chủ nghĩa phát-xít. Nhưng không ai phủ nhận thời bấy giờ, chiến lược gia này là 1 trong 3 nhà cầm quân xuất sắc nhất. Pozzo không chỉ giỏi về chuyên môn mà ông còn rất khôn ngoan khi đối nội, đối ngoại.

HLV này biết cách dung hòa giữa thể thao chân chính và sức ép từ chế độ độc tài, để đội tuyển được tồn tại và đi tới vinh quang. Đó là khi Pozzo chấp nhận để các học trò chào theo kiểu phát-xít dù ông không đi theo tư duy chính trị này. Đó là khi Pozzo buộc phải tuân theo những sự lựa chọn nhân sự của Giorgio Vaccaro nhưng vẫn đưa Italia đến các chiến thắng.

Cũng nhờ thế, sau khi chế độ độc tài của Mussolini sụp đổ năm 1943, Pozzo vẫn nắm tuyển Italia tới năm 1948. Người ta cũng đã tìm thấy những chứng cứ khẳng định rằng HLV này tiếp tay cho tù nhân quân đồng minh trốn thoát ở thế chiến thứ 2. Thế đấy, một HLV không theo chủ nghĩa phát-xít, nhưng lại tạo nên tên tuổi, sự nghiệp lừng lẫy nhờ vào sức mạnh của phát-xít!

* Kỳ World Cup thứ 2 liên tiếp trên đất châu Âu đánh dấu sự phẫn nộ tột đỉnh của các đại gia bóng đá Nam Mỹ lúc bấy giờ là Uruguay và Argentina. Hai cường quốc bóng đá này đã nghĩ rằng theo chính sách tổ chức luân phiên, họ sẽ lại có cơ hội đăng cai World Cup. Nhưng sự thực thì khác... Thế là Uruguay có lần thứ 2 liên tiếp không thèm tham dự giải đấu danh giá nhất hành tinh. Còn Argentina kỳ trước đã gửi đội "hạng 3" tới đá, nhưng lần này thì cũng noi theo tinh thần của Uruguay!
 
Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X