Thứ Tư, 25/12/2024 Mới nhất
Zalo

Muốn vô địch, cần đầu tư

Thứ Hai 10/12/2018 15:54(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Lavifood đã chia sẻ với người hâm mộ Việt Nam những trận cầu đỉnh cao, tình yêu lớn lao dành cho đội tuyển khi tài trợ phát sóng giải AFF Suzuki Cup 2018. Và Lavifood cũng đã khiến cầu thủ Minh Phương và hàng triệu người Việt ngạc nhiên trước sự đầu tư bài bản, bền vững khi đồng hành cùng người nông dân hiện thực hóa ước mơ đưa nông sản Việt vô địch trên thương trường quốc tế.
Giữa những giây phút hồi hộp, căng thẳng theo dõi và cổ vũ cho thầy trò HLV Park Hang Seo trên sân vận động Panaad (Philippinnes) trong khuôn khổ bán kết giải AFF Suzuki Cup 2018, nhiều người hâm mộ thể thao đã ngạc nhiên trước sự xuất hiện của nhà máy Tanifood và tập thể nhân viên công ty Lavifood – những người đã và đang cố gắng không ngừng cho giấc mơ nâng tầm nông sản Việt. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lee Yong Kyun, Tổng giám đốc Điều hành công ty cổ phần Lavifood để hiểu rõ hơn về những nỗ lực, đầu tư và chuẩn bị chiến lược của công ty nông sản này.


PV: Trong trận bán kết giải AFF Cup vừa qua, hình ảnh nhà máy Tanifood xuất hiện khiến khá nhiều khán giả cảm thấy ngạc nhiên trước sự hoành tráng về quy mô và mức độ đầu tư. Tại sao Lavifood lại xây dựng nhà máy này?
Ông Lee Yong Kyun: Việt Nam rất giàu tiềm năng về nông sản, đặc biệt là rau củ quả với sản lượng lên tới 22 triệu tấn mỗi năm. Nhưng chỉ có 9% trong số đó được chế biến. Thực tế, lâu nay nếu xuất khẩu nông dân chỉ bán được trái cây tươi loại 1. Ví dụ như thanh long, trong vụ mùa vừa rồi, hàng trăm tấn thanh long bị đổ bỏ đi vì giá quá rẻ, thanh long ruột đỏ chỉ có 3.000- 4.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng thì thương lái không mua. Bà con đổ bỏ đầy gốc, thậm chí là mang cho bò ăn. Đây chính là một sự lãng phí rất lớn. Nhận thấy điều này, Laivifood với sự trợ giúp của Chính phủ Việt Nam, đã mạnh dạn hợp tác với tỉnh Tây Ninh để xây dựng nhà máy, có công suất 60.000 tấn thành phẩm/năm. Chúng tôi sẽ thu mua hết tất cả các loại trái cây. Trái cây loại 1 sẽ làm hàng xuất khẩu tươi; loại 2, 3, 4 làm đông lạnh, sấy, cô đặc và nước ép đóng chai. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam mà còn góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người nông dân, từ 0,26 USD/m2 lên 3,6 USD/m2.
Muốn vô địch, cần đầu tư - Tin AFF Suzuki Cup 2018 hình ảnh
Ông Lee Young Kyung – Tổng giám đốc điều hành công ty Lavifood
PV: Lavifood đã từng chia sẻ rằng Cty không chỉ muốn đồng hành cùng tình yêu bóng đá của người nông dân mà muốn được đồng hành cùng họ viết nên giấc mơ nâng tầm nông sản Việt. Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Ông Lee Yong Kyun: Với kinh nghiệm hơn 4 năm xuất khẩu sản phẩm sang các nước Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Mỹ… chúng tôi cho rằng, muốn sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận phải đầu tư bài bản từ đầu, có công nghệ chuẩn, mô hình tốt và làm thật nghiêm túc. Vùng trồng cần được quản lý, để biết được cây trồng đang sử dụng phân bón gì, đảm bảo không còn dư lượng trước khi đưa vào chế biến, đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, giữ được hương vị tươi của sản phẩm.
Chính vì thế Lavifood đã xây dựng chuỗi giá trị nông sản liên kết 6 nhà (Nhà nông - Nhà nước - Nhà đầu tư - Nhà băng - Nhà khoa học - Nhà phân phối) để tạo nên một liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu, cung cấp giống cây trồng, phân bón, đào tạo kỹ thuật canh tác, hợp tác với Ngân hàng hỗ trợ tài chính cho người nông dân, cho đến khâu chế biến ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, chúng tôi đã và đang ứng dụng công nghệ cao cho khâu trồng trọt và xây dựng vùng nguyên liệu bằng phần mềm đặc biệt giúp người nông dân có thể biết được độ ẩm của đất, xác định lượng nước cần để tưới, lượng phân đủ để bón cho cây trồng cũng như các cảnh báo về sâu bệnh… để họ có thể canh tác an toàn, dễ dàng và sản lượng cao hơn.
Ứng dụng này cũng giúp tư vấn chọn lựa loại cây trồng phù hợp với loại đất, loại chất cần phải bổ sung cho đất, từ đó hợp tác với công ty sản xuất phân bón để sản xuất những loại phân bón đặc thù vừa cải tạo đất vừa tốt cho cây.
Chúng tôi cho rằng, làm nông nghiệp cũng như làm bóng đá, muốn phát triển, muốn chiến thắng muốn vô địch không còn cách nào khác là phải đầu tư. Đầu tư cho cả con người lẫn công nghệ.
Muon vo dich, can dau tu 2
Sơ chế thanh long ở Lavifood
PV:  Ngoài vấn đề nguyên liệu, vấn đề chế biến cũng là một bài toán khó để có thể thuyết phục được người tiêu dùng toàn cầu. Vậy Lavifood đã làm gì để giải quyết được bài toán này?
Ông Lee Yong Kyun: Châm ngôn hoạt động của Lavifood là "Đầu tiên, Tốt nhất và Duy nhất”. Việc đầu tiên chúng tôi đã làm được đó là hoàn thiện nhà máy chế biến nông sản. Cái tốt nhất và duy nhất tôi đang nghiêm túc thực hiện đó chính là xây dựng chính sách, hỗ trợ người dân trong việc sản xuất và ứng dụng công nghệ cao vào khâu chế biến. Hiện nay toàn bộ dây chuyền từ các nhà máy của Lavifood đều nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ, Nhật… với công nghệ hiện đại nhất. Ví dụ, để sản xuất trái cây tươi và rau củ đông lạnh, chúng tôi sử dụng công nghệ VHT (Vapour Heat Treatment) và cấp đông từng cá thể (IQF) giúp rau củ, trái cây giữ được tối đa sự tươi ngon cũng như dinh dưỡng sau quá trình xử lý. Để sản xuất nước trái cây tươi chúng tôi sử dụng công nghệ xử lý bằng áp suất cao HPP (High Pressure Processing) giúp giữ nguyên vẹn độ tươi ngon và dinh dưỡng của thành phẩm, kéo dài thời hạn sử, nâng cao giá trị, độ an toàn của sản phẩm. Lavifood cũng là công ty đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ này vào sản xuất.
Sự kết hợp từ những công nghệ tiên tiến nhất cùng với lao động lành nghề, Lavifood luôn chủ động trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu thành phẩm và tiến hành xuất khẩu. Hệ thống kiểm soát chất lượng của Lavifood đã đạt được rất nhiều chứng chỉ quốc tế như ISO 22000:2005, HACCP, KOSHER, HALAL…
Để giúp thực phẩm bảo quản lâu hơn mà vẫn giữ nguyên chất lượng, Lavifood sẽ tiến tới giai đoạn cao hơn nữa là "ready to eat" (Sẵn sàng để ăn), chứ không dừng lại ở khái niệm "ready to cook" (Sẵn sàng để nấu), vốn đã rất phổ biến trên thế giới. Sản phẩm trái cây của Lavifood chỉ cần bóc bao bì ra ăn, sạch sẽ và ngon lành mà không có chút hóa chất nào. Đặc biệt, khi nhà máy Tanifood đi vào hoạt động, sẽ trở thành nhà máy đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn LEED-Silver do US Green Building Council (USGBC) cấp dựa trên những tiêu chí thân thiện với môi trường.
Xin cảm ơn ông!
Công ty Cổ phần Lavifood được thành lập năm 2014 với nhà máy đầu tiên đặt tại Khu Công nghiệp Phú An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Sản phẩm chủ lực của Công ty là rau củ quả nhiệt đới đông lạnh như xoài, khóm, chanh dây, thanh long, khoai môn... được xuất đi 7 quốc gia, trong đó có Mỹ. Nhà máy Tanifood do Công ty Lavifood làm chủ đầu tư, xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15ha với tổng số vốn đầu tư 1.780 tỷ đồng tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. 
Tanifood với các dây chuyền hiện đại, công suất dự kiến: Sản xuất trái cây, rau quả tươi, xử lý nhiệt có công suất 10.000 tấn/năm; sản xuất đông lạnh 20.000 tấn/năm; sản xuất sấy khô, sấy dẻo, sấy thăng hoa 5.000 tấn/năm; sản xuất nước trái cây cô đặc 6.000 tấn/năm; sản xuất nước ép trái cây bao gồm đóng lon 144 triệu lon/năm, đóng chai PET 230 triệu chai/năm, đóng chai thủy tinh 72 triệu chai/năm, đóng hộp giấy 144 triệu hộp/năm.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X