Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

ĐT Nhật Bản: Chuyện những chàng Subasa & giấc mơ Brazil

Thứ Năm 05/06/2014 22:31(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Người Brazil đã tạo nên những chàng Subasa cho đất nước Nhật Bản và hôm nay, những Subasa đó trở lại “trường cũ” đồng loạt… đại náo.

1. Những người mê truyện tranh Nhật Bản, lại có chút quan tâm tới bóng đá chắc chắn phải nằm lòng bộ truyện tranh Subasa nổi tiếng đình đám một thời của tác giả Takahashi Yoichi. Câu chuyện kể về chú bé Subasa, một tài năng bóng đá trưởng thành từ giải phong trào cấp trường học, may mắn lọt vào mắt xanh của một cựu cầu thủ Brazil sang Nhật Bản tìm kiếm tài năng.

 

Subasa sau đó được gửi sang Brazil phát triển tài năng một cách chuyên nghiệp. Sau khi thành tài, anh trở về quê nhà phục vụ cho ĐT Nhật và góp phần nâng cao chất lượng bóng đá Nhật nhờ những bài học tích lũy từ cái nôi của bóng đá Brazil. Bộ truyện hư cấu nên hình ảnh của những siêu sao bóng đá Nhật, với sức mạnh kinh hồn thể hiện qua cú sút có thể đốn ngã một cây cổ thụ hay thổi tung cả thủ môn vào lưới.

Bộ truyện là một sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng nó lại nêu lên một khát vọng thật, dựa trên những nền tảng có thật của bóng đá Nhật Bản trong rất nhiều năm qua: Phát triển theo phong cách của bóng đá Brazil – con đường mà người Nhật theo đuổi từ những ngày đầu tiên làm bóng đá chuyên nghiệp.

2. Có một câu nói đã được truyền lại nhiều chục năm gần đây về bóng đá xứ sở hoa anh đào: Con đường nhanh nhất để Nhật Bản trở thành một người khổng lồ, chí ít là của bóng đá khu vực, là đứng trên vai một người khổng lồ khác. Bờ vai mà người Nhật nương tựa suốt nhiều năm chính là của Brazil.

Theo thống kê của báo chí Nhật Bản, những người Nhật đầu tiên đã bắt đầu có mặt ở Brazil từ năm 1908 và đến nay, số lượng người Nhật sinh sống và làm việc ở xứ sở Samba đã vượt quá con số 2 triệu người. Bóng đá Nhật Bản cũng đi theo chính con đường mòn này để đến với những ngôi trường Brazil. Theo tính toán, trung bình mỗi năm LĐBĐ Nhật gửi 800 cầu thủ trẻ ra nước ngoài học hỏi, thì có tới 1/3 họ gửi tới Brazil.

Sự nhẫn nại cũng đã có kết quả. Đã có những Subasa đích thực nhảy ra từ trong truyện tranh. Những Honda, Kagawa, Hasabe, Uchida… tuy không phải là sản phẩm do người Brazil đào tạo ra, nhưng lối chơi của họ chính là tư duy của bóng đá Brazil. Và ngày hôm nay, lần đầu tiên những sản phẩm do người Brazil tạo ra quay trở về chống lại “mẫu quốc”.

3. Nhật Bản đến với VCK World Cup 2014 trên tư cách là đội tuyển đầu tiên trên thế giới giành vé (4 năm trước, họ cũng làm được điều này). Tuy nhiên, vệ mặt lý thuyết thì Binh đoàn Subasa vẫn là đội tuyển bị đánh giá thấp nhất bảng C, bên cạnh những cái tên như Colombia, Bờ Biển Ngà và Hy Lạp.

Tuy nhiên hãy nhớ câu chuyện của 4 năm trước: Nhật Bản ở cùng bảng với Hà Lan, Đan Mạch và Cameroon. Họ cũng bị coi là yếu nhất. Nhưng kết quả chắc NHM xứ sở mặt trời mọc vẫn còn nhớ như in trong một niềm tự hào khôn tả: Nhật xếp nhì bảng chỉ sau Hà Lan. Họ đánh bại cả Cameroon lẫn Đan Mạch một cách thuyết phục.

Bóng đá Nhật 4 năm qua đã tiến bộ hơn rất nhiều. Số lượng Subasa tăng gấp 3 lần so với kỳ World Cup tại Nam Phi và tất nhiên là chất lượng đội hình của Nhật Bản giờ cũng là một trong những ẩn số đáng gờm. Điều đáng vui hơn cả là vị HLV đang dẫn đầu đoàn quân Subasa này lại là Alberto Zaccheroni, một bậc thầy chiến thuật. Người ta tin rằng Nhật Bản tại World Cup 2010 có thể còn tiến xa hơn nữa nếu họ có một HLV giỏi về chiến thuật hơn Takeshi Okada (vị HLV suýt nữa đã trở thành HLV trưởng ĐT Việt Nam).

World Cup 2014 đang đến gần và Nhật Bản một lần nữa mang theo khát vọng hóa Rồng.

Theo Soha

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X