Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

V-League: Chuyện ngựa quen đường cũ và cậu bé chăn cừu

Thứ Tư 02/03/2016 16:48(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Diemsovi.com) – V-League 2016 vẫn được đánh giá là một giải đấu bản lề để đi lên chuyên nghiệp một cách thực sự. Thế nhưng một vài sự kiện không hay tại vòng 2 đã khiến cho hình ảnh của một giải đấu đáng xem bị hoen ố đi đôi chút. Thậm chí, có những trường hợp cho dù tính chất nghiêm trọng của nó không có gì đáng nói, nhưng lại được đem ra mổ xẻ nhiều nhất.

Giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2016 chứng kiến rất nhiều đội bóng thay tên, đổi họ, tân trang lại sân vận động, sắm cho mình mẫu áo mới chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Về những vấn đề liên quan đến chuyên môn, các đội bóng cũng biết tổ chức nhiều giải đấu giao hữu trước mùa giải để làm cú “chạy đà” hoàn hảo hơn. Đó là chưa kể những cầu thủ trẻ đã ngày càng khẳng định được vị trí hơn ở một số đội bóng. Về phía ban tổ chức giải, họ cũng bước đầu xúc tiến mua bảo hiểm cho cầu thủ cũng như các trọng tài, xây dựng một nền tảng truyền thông vững mạnh thông qua việc phát trực tiếp tất cả các trận đấu tại V-League trên sóng mạng xã hội Youtube,…

V-League 2016 VPF va chuyen ngua quen duong cu va cau be chan cuu hinh anh
V-League 2016 khởi tranh với biết bao hy vọng mới

Cũng chính vì những thay đổi này mà lượng khán giả đến sân đã tăng đột biến với hơn 122 nghìn lượt khán giả qua 13 trận đấu đã qua. Đó là chưa kể một số sân đấu, lượng khán giả đến sân chắc chắn còn đông hơn so với sức chứa tối đa của sân. Người ta vẫn nói khán giả là thước đo đánh giá rõ ràng nhất chất lượng của một giải đấu và quả thực V-League 2016 đã được nâng lên một tầm cao mới. Thế nhưng chỉ qua 2 vòng đấu đầu tiên, một số vấn đề còn tồn tại đã được giới truyền thông phanh phui một cách triệt để.

Đầu tiên là câu chuyện ngựa quen đường cũ. BTC giải đã đưa ra tới 5 án phạt trong vòng 2 và đó đều là những chuyện không có gì mới mẻ. CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng, lỗi phản ứng của ban huấn luyện CLB Hà Nội hay như chuyện ban tổ chức sân HAGL để khán giả ném vật thể lạ xuống sân, còn nhân viên lái xe cứu thương ngủ quên đều cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của giải đấu. Thế nhưng câu chuyện vươn đến hoàn hảo của một giải đấu tất nhiên không thể được quyết định chỉ qua một mùa giải ngắn ngủi. Ý nghĩa của từ “bản lề” là như vậy khi chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận một số thiếu sót cố hữu, “ngựa quen đường cũ”, đặc biệt là khi đây mới chỉ là những vòng đấu đầu tiên còn mức độ nghiêm trọng của sự việc cũng không quá cao còn giới truyền thông cũng chẳng quá mặn mà đi sâu vào khai thác.

V-League 2016 VPF va chuyen ngua quen duong cu va cau be chan cuu hinh anh 2
Bóng Động Lực và Grand Sport tạo ra tranh luận nóng sau vòng 1

Tuy nhiên vẫn có 2 vấn đề nóng tồn tại ở những vòng đầu tiên, mà mức độ nghiêm trọng của nó không thể sánh bằng bản chất của sự việc. Cụ thể, đó là chuyện trái bóng tại V-League ở vòng 1 và vấn đề “bạo lực sân cỏ” sau vòng 2. Đầu tiên, giới truyền thông đã lên án mạnh mẽ chuyện ban tổ chức giải quyết định sử dụng trái bóng Primero One+ của nhà sản xuất Grand Sport của Thái Lan thay vì trung thành với bóng Động Lực như từ trước đến nay. Lấy lý do đây chỉ là bóng được sử dụng ở giải hạng hai của Thái Lan và nó cũng nhận phải lời phàn nàn của các cầu thủ, BTC V-League cũng như VPF đã bị “ném gạch” đồng loạt. Lý do mà câu chuyện này trở nên “hot” là vì nó có liên quan đến người Thái, đối thủ truyền kiếp của bóng đá Việt Nam.

Dẫu vậy thì khi đi sâu vào tìm hiểu vấn đề, giới truyền thông mới vỡ lẽ rằng VPF cũng chỉ sử dụng tạm thời trái bóng này trước khi đi đến quyết định có ký hợp đồng dài hạn hay không. Khoan bàn về sự xính ngoại, tất cả cũng chỉ vì mục tiêu muốn thay đổi và hướng đến sự chuyên nghiệp hơn của VPF. Tất nhiên nếu nhận được phản hồi không tích cực, họ sẽ lại tìm đến hướng đi mới hoặc quay trở lại với bóng Động Lực. Thế nhưng sự nóng vội và có phần gay gắt của dư luận đã khiến VPF mang cho mình tiếng xấu ngay sau vòng đầu tiên.

V-League Chuyen ngua quen duong cu va cau be chan cuu hinh anh 3
Tình huống Horace James va chạm với Văn Pho không phải bạo lực

Những tác động từ giới truyền thông còn trở nên nghiêm trọng hơn sau vòng 2 sau ca chấn thương nặng của trung vệ Dương Văn Pho đến từ HAGL, sau một tình huống tham bóng đến từ tiền đạo Horace James của SHB Đà Nẵng. Đây là những tình huống va chạm rất đỗi bình thường ở bất cứ giải đấu nào bởi đó chỉ là tai nạn và các cầu thủ đơn giản là muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thế nhưng khi mà V-League đã quá nổi tiếng với cái biệt danh là “Võ-League”, thì hình ảnh Văn Pho và Horace tung ra những cú song phi vào nhau đã khiến người hâm mộ nếu không theo dõi clip sẽ dễ bị hiểu nhầm. Trường hợp của V-League cũng như cậu bé chăn cừu, khi chẳng ai còn tin lời kêu cứu từ cậu ta.

Dư luận đã bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn ấy mà tập trung khai thác tấm hình “ghê rợn” đó. Có tờ báo còn sử dụng cả từ ngữ nhạy cảm là “bạo lực” sau tình huống đó. Chúng ta có thể trách giới truyền thông đã làm trầm trọng thêm khoảng cách giữa người hâm mộ với V-League, nhưng rõ ràng lòng tin của V-League đã bị đánh mất trong mắt người hâm mộ và không dễ gì để lấy lại. Nhiệm vụ của VPF nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung chắc chắn là khổng lồ nhằm lấy lại sự tin tưởng từ người hâm mộ.

Xem lại clip Văn Pho va chạm với tiền đạo Horace James sau khi cả hai đều tham bóng:

Hàn Phi

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Xem thêm
top-arrow
X