Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

U19 Việt Nam và những điều chưa nói

Thứ Năm 11/09/2014 15:47(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang lên cơn 'sốt' với đội tuyển U19 Việt Nam nhưng vẫn còn có những thông tin ở đội bóng này mà ít ai biết đến.

Phối hợp nhỏ trong không gian hẹp qua nhiều trạm trung chuyển (đề cao quyền kiểm soát bóng) đang được xem là một phương thức chiến thuật cấp tiến của bóng đá thế giới. Đỉnh cao của lối chơi này là “tiki-taka”, còn gọi theo ngôn ngữ bình dân thì là đá ma, nhưng nếu nói về khoản này thì chưa chắc các cầu thủ U19 Việt Nam đã là những bậc thầy.

U19 Việt Nam (áo trắng) vẫn đang trên đường tự hoàn thiện mình nên không tránh khỏi việc xuất hiện những hạn chế chuyên môn.
U19 Việt Nam (áo trắng) vẫn đang trên đường tự hoàn thiện mình nên không tránh khỏi việc xuất hiện những hạn chế chuyên môn.

Những người có chút am tường về bóng đá, đặc biệt là bóng đá “phủi”, hẳn từng nghe tên Trà Dilmah, nhà vô địch quốc gia đầu tiên của bộ môn bóng đá trong nhà năm 2007 (sau này nâng cấp lên thành futsal). Có xem họ chơi bóng, hay rõ hơn là từng đối đầu với họ, mới thấy đây đích thị là những nghệ nhân môn “đập, nhả”.

Trà Dilmah bây giờ không còn chơi chuyên nghiệp, nhưng họ luôn có sẵn 2 đội, gọi là “tổ già” và “tổ trẻ”, để tiếp đón các đối thủ bất cứ lúc nào. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 tổ này không hẳn là sức lực (vì già thì thường yếu đi), mà là cách tiếp cận trận đấu với sự khoan thai (của “tổ già”).

“Chúng tôi biết phải làm gì từ trước khi quả bóng đến chân và cũng biết luôn đồng đội đứng ở đâu mà không cần nhìn. Chỉ có năm tháng và sự chăm chỉ mới đạt được tới độ cảnh giới thế”, ông Ngọc Anh, cựu đội trưởng kiêm HLV của Trà Dilmah chia sẻ.

Phải thừa nhận rằng, xem những Ngọc Anh, Trung Kiên, Tuấn Tú, Anh Trung, Hoàng Nam, Long “Kim”, Ngọc Sơn… trong đội hình “tổ già” Trà Dilmah chơi bóng rất thích thú. Bóng luôn tìm đến người, thay vì người cần người tìm bóng. Nói theo ngôn ngữ hình ảnh, thì chạy nhiều chưa chắc ra chiến thuật.

So sánh nào cũng khập khiễng, song sự thật là, bóng đá giống nhau về bản chất. Các cầu thủ U19 Việt Nam xuất thân từ Học viện HA.GL Arsenal JMG đã có ít nhất 7 năm chơi bóng cùng nhau, nên việc họ chơi bóng ăn ý như chân với tay cũng bình thường. Quan trọng cuối cùng là thành quả!

Pha găm bóng bằng mu trong vào “góc chết” của Văn Toàn sau màn đập nhả với Văn Long để mở tỷ số trận thua 2-3 trước U19 Nhật Bản thực sự mang dáng dấp của đẳng cấp. Theo quan sát, chỉ có 3 cái bóng áo trắng đối đầu với 8 cầu thủ bên phía đối thủ, nhưng tình huống vẫn được giải quyết một cách gọn ghẽ.

Hiệp 2, người Nhật có ngay câu trả lời, với pha solo lên bóng từ hành lang cánh trái, trước khi được nhả vào trung tâm và 1 bàn thắng được ghi với cú ra chân thậm chí còn đẳng cấp hơn cả Văn Toàn, ít nhất về mặt khoảng cách. Thời điểm đó, cũng có chừng 7 cầu thủ U19 Việt Nam đang “bịt” khung gỗ.

Trong khuôn khổ một trận đấu, sự khác biệt vẫn đôi khi được thực hiện bởi một (hay vài cá nhân). Công Phượng là một trường hợp như thế, khi đã có sẵn “quota”, muốn làm gì thì làm, di chuyển đến đâu cũng được. Những pha cầm bóng lắt léo qua hàng loạt cầu thủ đối phương cảm tưởng rất thích mắt, nhưng đó chỉ là giải pháp cuối cùng.

Từ “công nhân” trở thành “nghệ nhân” với quả bóng, là cả một quá trình. U19 Việt Nam đang trên hành trình để kiện toàn, để hoàn thiện. Vậy hãy đứng bên họ để cổ vũ để họ ngày càng tiến bộ hơn nữa.

Theo Thể Thao
 Văn Hoá

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Xem thêm
top-arrow
X