Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

HAGL JMG và sự thừa nhận thất bại của ông Graechen

Thứ Tư 25/05/2016 11:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Đã 3 năm kể từ khi khóa 1 HAGL JMG ra mắt mà người ta vẫn chưa cảm nhận được sự khác biệt từ các cầu thủ trẻ phố Núi.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi các học viên của HAGL JMG là “báu vật” của bầu Đức. Bởi đội bóng phố Núi đã đổ rất nhiều tiền bạc và công sức vào học viện bóng đá được tung hô là chất lượng quốc tế này. Những nỗ lực làm bóng đá căn cơ của ông chủ phố Núi là đáng trân trọng. Thế nhưng như đã biết đã 3 năm kể từ khi khóa 1 HAGL JMG được giới thiệu, đội chủ sân Pleiku vẫn đang loay hoay đi tìm đường đi cho mình. 3 cầu thủ có tiếng ra nước ngoài thi đấu là Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường nhưng chỉ theo diện “học việc” và đậm chất kinh doanh là chính. Còn đa số những thành viên còn lại đang thi đấu cho đội 1 HAGL ở V-League và như đã biết họ cũng chỉ chật vật trụ hạng.

Vấn đề của các cầu thủ HAGL JMG khóa 1 được chỉ ra rất rõ là chỉ biết tấn công, gần như không đào tạo cầu thủ phòng ngự và thủ môn. Tiếp đến là thể lực rất hạn chế vì chỉ chú trọng kỹ thuật. Về mặt tư duy chiến thuật thì các cầu thủ Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường gần như chỉ đá được lối chơi ngắn, nhỏ khi cùng sát cánh với nhau. Còn khi bị bắt bài hoặc xé lẻ là họ chẳng thể chuyển sang được một lối chơi khác. Tóm lại, định hướng đào tạo cầu thủ trẻ của bầu Đức là đúng nhưng cách đào tạo lại có vấn đề. Vì bầu Đức quá tự tin, vì chỉ có 1 mình ông Graechen là chuyên gia, và quan trọng nhất là công nghệ JMG không hoàn hảo như người ta nghĩ.

HAGL JMG va su thua nhan dang lo cua ong Graechen hinh anh
Bản thân HLV Graechen cũng chỉ là một cầu thủ nghiệp dư

Chất lượng của công nghệ đào tạo JMG bị đặt dấu hỏi trên toàn thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Có tất cả 8 học viện thuộc hệ thống JMG toàn cầu ở 8 nước thì đã có 2 địa điểm ở Thái Lan và Madagascar giải thể. Ngoại trừ lứa đầu tiên ở Bờ Biển Ngà thì các học viện còn lại đều đang “thoi thóp” vì không bán được cầu thủ. Công nghệ đào tạo có nhiều hạn chế là một chuyện, vấn đề khác của HAGL là mọi sự thành bại của họ đều dồn vào ông thầy, chuyên gia ngoại duy nhất là Graechen. Ông “Giôm” vốn chỉ là một cầu thủ chỉ thi đấu cho các đội nghiệp dư nên tất nhiên năng lực cũng bị đặt dấu hỏi. Chưa kể giám đốc HAGL JMG là một người châu Âu, còn các học trò của ông lại là người châu Á vốn có nhiều khác biệt về thể chất. Những độ vênh đáng ngại đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.

comment left“Các cầu thủ khóa 3, 4 cũng làm tôi nhiều đêm đau đầu, để tìm hiểu cách cho họ phát triển tư duy, tâm lý... đúng hướng, tránh những thiếu sót từ lứa đầu”.
HLV Graechen
comment right

Mới đây HLV Graechen đã thừa nhận quá trình đào tạo của JMG có nhiều thiếu sót không nhỏ. Mà như ông nói thì lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường bị hạn chế về tư duy chơi bóng, tâm lý thi đấu hay thể lực gần như không thể cải thiện. Mà nên nhớ chính ông “Giôm” là người đi cùng những học viên khóa 1 ngay ở những bước đi đầu tiên. Như thế có nghĩa chính bản thân vị giám đốc học viện HAGL JMG cũng vừa đi, vừa dò đường chứ chẳng phải là sự đảm bảo cho thành công. Vậy thì thật sự đáng ngại cho các học viên không chỉ khóa 1, 2 đã ra lò mà cả những cầu thủ khóa 3, 4 cũng đang chuẩn bị ra mắt trong vài năm tới.
 

HAGL JMG va su thua nhan that bai cua ong Graechen hinh anh 2
Khóa 1 bị cho là chỉ tập trung vào kỹ thuật, không rèn nhiều thể lực

Nếu không phải là chuyên gia bóng đá trẻ xịn và công nghệ đào tạo của JMG cũng không phù hợp với cầu thủ Việt thì sẽ dẫn tới những cách làm sai lầm. Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng từng “vỡ” rất nhanh ngay sau khi ra mắt vì chênh lệch giữa lý thuyết trong học viện và thực tiễn sân cỏ. Có rất nhiều cầu thủ HAGL JMG khóa 1 như Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều, Hồng Duy, Thanh Tùng, Văn Sơn thường xuyên dính chấn thương trong suốt 2 năm qua. Thậm chí có những trường hợp lặp đi lặp lại 1 chấn thương mà người ta có cảm giác là mãn tính.

Ngay cả khóa 3, 4 chưa ra lò và được cho là rút kinh nghiệm từ khóa 1 nhưng cũng không phải không có vấn đề. Chính HLV Graechen thừa nhận điều này:

comment left“Tôi chưa hài lòng về khóa 3, 4 vì trình độ cầu thủ, tư duy, sự phát triển chưa như mong đợi. Lối chơi, sự gắn kết chưa được mong muốn, cần tốt hơn nữa”.comment right

Theo lời ông “Giôm” thì trình độ, tư duy, lối chơi, sự gắn kết và trên tất cả là sự phát triển của các học viên khóa 3, 4 đều có vấn đề. Tức là ưu điểm của các cầu thủ nhí chưa thấy đâu mà sự hạn chế lại bộc lộ không ít. Vậy thì đáng lo quá đi chứ khi mà NHM vẫn tin rằng cứ cầu thủ nào từ HAGL JMG hoàn thành khóa học 7 năm là thành tài. Dù thực tế ít ai biết được rằng đội bóng phố Núi vẫn phải thanh lọc, thay đổi nhân sự sau mỗi năm. Có những cầu thủ cố bám trụ thì sẽ vào lớp năng khiếu và bị cho vài CLB hạng thấp mượn thi đấu như Phú Yên ở mùa giải trước. Cũng có không ít cầu thủ trẻ sau vài năm trong học viện bị trả về vì trình độ không đạt yêu cầu. Tất nhiên đừng vội trách các cầu thủ vì họ rất hồn nhiên và đam mê chơi bóng đơn thuần. Vấn đề chắc chắn nằm ở các giáo án hoặc bài tập do người thầy đề ra.

Nói chung, từ công nghệ JMG cho đến những người thầy như Graechen cũng đều vừa đi vừa dò đường chứ không phải là mang công nghệ đào tạo hàng đầu thế giới đến Việt Nam như chúng ta từng nghĩ. Vì thế chuyện thành công hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Hãy nhớ những tấm gương Trung Quốc, Qatar đã đổ cả “núi tiền” vào làm bóng đá trẻ nhưng thất bại. Đừng bao giờ cho rằng cứ đổ tiền vào đào tạo trẻ là thành công. Mà cái quan trọng nhất là cách làm như thế nào và cách làm đó có hợp với cầu thủ Việt vốn nhiều hạn chế hay không mà thôi.

Doãn Công

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Xem thêm
top-arrow
X