Những ngày qua bất ngờ xuất hiện làn sóng NHM đòi sa thải HLV Miura, đặc biệt trong đó có cả Phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức. Thế nhưng vấn đề là bóng đá bên ta vốn kém toàn diện thì việc đổ mọi tỗi lỗi lên đầu 1 ông thầy ngoại là có phần quá độc ác.
Ngay sau trận thắng Đài Loan tại vòng loại World Cup 2018, không ít người đòi sa thải HLV Miura vì ĐT Việt Nam thi đấu bạc nhược, kém thuyết phục. Thậm chí đó là trận đấu mà chúng ta phải nhờ tới bàn thắng may mắn của Phi Sơn ở phút bù giờ mới có thể giành trọn 3 điểm. Tất nhiên việc NHM không hài lòng là điều hợp lý nhưng các CĐV áo đỏ đã có phản ứng thái quá khi đòi sa thải HLV Miura chỉ vì đội nhà thi đấu kém thuyết phục. Mọi thứ lên đến đỉnh điểm khi bầu Đức, Phó chủ tịch VFF khẳng định chiến lược gia 52 tuổi là HLV kém nhất trong các đời thầy ngoại và tuyên bố sẽ là người đầu tiên bỏ phiếu sa thải ông thầy người Nhật. Nhưng ngay sau đó, hàng loạt chuyên gia đã “đọc vị” ý kiến của bầu Đức chỉ là vì muốn lo cho lứa cầu thủ Công Phượng, Tuấn Anh đảm bảo vị trí trên tuyển. Dù vậy thì những ý kiến của ngài Phó chủ tịch VFF đang ảnh hưởng lớn tới dư luận ở trong nước.
Dư luận đang hô hào sa thải HLV Miura vì đội nhà thi đấu kém nhưng chúng ta phải hiểu rằng chất lượng cầu thủ Việt cũng hết sức có hạn. Chẳng nói gì tới chiến lược gia người Nhật Bản mà trước đó thành tích của các ĐTQG Việt Nam cũng là hết sức yếu kém. Thậm chí dưới thời HoàngVăn Phúc và Phan Thanh Hùng chúng ta còn bị loại ở vòng bảng AFF Cup 2012 và Seagame 27. HLV ngoại gần nhất là ông Falko Goetze cũng thất bại thảm hại tại Seagame 26 khi thua tan nát 1-4 trước U23 Myanmar ở trận tranh giải 3. Vì thế thành tích giành huy chương đồng của HLV Miura tại Seagame 28 và AFF Cup 2014 rõ ràng là bước tiến chứ không phải lùi. Phát biểu “HLV Miura là chiến lược gia tệ nhất trong các đời thầy ngoại” của bầu Đức chỉ là sự bộc phát của 1 người bị ức chế chứ chẳng có ý nghĩa về sự đánh giá chuyên môn.
Để tìm 1 HLV giỏi phù hợp với bóng đá Việt Nam không hề dễ |
HLV Miura có thể không giỏi, không kiệt xuất như chúng ta kỳ vọng nhưng ít nhất ông biết cách sửa chữa điểm yếu cho cầu thủ Việt. Đó là cải thiện đáng kể yếu tố thể lực, chìa khóa vàng của môn thể thao vua. Là sự uốn nắn lối chơi đơn giản, hiện đại thay vì cách chơi bóng rườm rà, vẽ vời, thiên về biểu diễn của cầu thủ Việt. Những trận đấu chưa từng xuất hiện của bóng đá Việt Nam như thắng Olympic Iran 4-1, thắng Sinh viên Hàn Quốc 3-0, Myanmar 6-0, U23 Indonesia 5-0 bằng lối đá nhanh khiến đối thủ choáng ngợp. Rõ ràng những điều đó không phải từ trên trời rơi xuống mà là nhờ bàn tay của ông thầy người Nhật. Còn nếu NHM muốn ĐT Việt Nam và U23 Việt Nam đá đẹp, quyến rũ như Barca, trăm trận trăm thắng thì có lẽ tới những HLV hàng đầu thế giới cũng bất lực. Các CĐV cần phải thực tế rằng chúng ta không thể hy vọng có 1 đội tuyển vừa mạnh, vừa đá đẹp khi ở giải trong nước vẫn là một V-League còn tồn tại quá nhiều vấn đề. Đa số CLB, địa phương làm bóng đá chạy theo thành tích, không chú trọng đào tạo trẻ. Vậy thì, một HLV trưởng ĐTQG như ông Miura lấy đâu ra cầu thủ giỏi để thực hiện ý đồ chiến thuật của mình.
(Diemsovi.com) - Bóng đá châu Âu mùa giải 2015/16 đã bước qua những vòng đấu đầu tiên, cùng điểm qua danh sách những đội bóng toàn thắng ở giai đoạn đầu mùa...
Để kết lại vấn đề này xin được trích lời của HLV gạo cội Lê Thụy Hải, chiến lược gia giàu thành tích nhất của bóng đá trong nước. Ông Hải lơ khẳng định kể cả HLV huyền thoại Alex Ferguson có sang Việt Nam thì cũng phải mất 2, 3 năm để uốn nắn, chỉnh sửa cầu thủ Việt. Vậy thì chúng ta còn mong gì hơn ở HLV Miura khi mà ông đã cơ bản hiểu được cầu thủ nội dù mới chỉ sang mảnh đất hình chữ S được hơn 1 năm. HLV Lê Thụy Hải chia sẻ: “Ô
Nói chung, việc đòi sa thải HLV Miura chỉ xuất phát từ tình cảm sâu nặng của NHM với ĐT Việt Nam. Nhưng chúng ta phải thực tế nhận ra rằng môn thể thao vua bên ta chỉ có vậy. Dù có thuê HLV giỏi, tầm cỡ thế giới thì cũng chẳng thể đưa bóng đá nước nhà “một bước lên tiên” như kỳ vọng của CĐV được.
Doãn Công