- Hình ảnh cầu thủ bóng đá Việt Nam rèn luyện trong quân ngũ
- Đá tập nội bộ, Tuấn Tài thúc cùi chỏ Nam Anh
Để đóng góp một phần nào đó cho bóng đá Việt Nam, Diemsovi.com xin gửi tới loạt bài về công tác đào tạo trẻ để biết được thực trạng của bóng đá nước nhà. Đồng thời giúp chúng ta hiểu được hướng đi nào là phù hợp nhất cho bóng đá Việt Nam.
17 năm trước, bóng đá Việt Nam leo lên mức cao nhất trên BXH FIFA với vị trí thứ 86 nhờ thành tích tại Tiger Cup 1998. Trong tháng 8 năm đó, tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á trong tháng. Thậm chí đến cuối năm, Trần Công Minh còn được lọt vào top 10 cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của AFC. Khi mà NHM nước nhà đang lâng lâng về cái gọi là giấc mơ vươn tầm châu lục thì đương kim HLV ĐTQG khi đó là ông Alfred Riedl phán một câu xanh rờn khiến tất cả chết đứng “bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc”. Chiến lược gia người Áo nói trúng “tim đen” đến mức mà chẳng ai có thể phản kháng lại câu nào. Tất cả đều nhìn thấy rõ môn thể thao vua nước nhà luôn làm chụp giật, không quan tâm đến nền móng là bóng đá trẻ nên thất bại là điều không tránh khỏi.
Cuối cùng thì điều mà nhiều NHM mong muốn HAGL là nòng cốt U23 Việt Nam đã trờ thành hiện thực trước thềm VCK U23 châu Á 2016. Rất có thể HLV Miura sẽ xây dựng...
Thế nhưng cũng phải 8 năm sau góp ý của HLV Alfred Riedl thì chúng ta mới bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên được gọi là nền móng. Học viện bóng đá HAGL JMG ra đời trong sự háo hức chờ đợi của đông đảo NHM. Lúc này tất cả đều nghĩ đến tương lai tốt đẹp rằng chúng ta đã có một chân đế vững chắc. Mọi thứ càng được củng cố khi bầu Đức không tiếc tiền đầu tư cho lứa cầu thủ được coi là vàng ngọc của đất nước. Cùng với cái mác “Arsenal” đi kèm và lời hứa hẹn đưa cầu thủ sang châu Âu thi đấu khiến tất cả đều cho rằng như vậy là đã thành công. Thế nhưng chúng ta vội vàng bỏ qua điều quan trọng nhất là chất lượng đào tạo của JMG liệu có phù hợp với cầu thủ Việt hay không?
Công nghệ đào tạo JMG xuất phát để dành cho các cầu thủ châu Phi |
Phải đi lại gốc rễ vấn đề công nghệ JMG xuất phát từ đâu? Và dùng cho đối tượng nào? JMG là do cựu danh thủ người Pháp Jean-Marc Guillou sáng lập vào năm 1994 tại… Bờ Biển Ngà. Tại sao một cựu danh thủ Pháp không mở học viện trên chính quê hương mình mà lại phải lặn lội sang lục địa đen xa xôi? Đơn giản là vì Jean-Marc Guillou nhìn ra tiềm năng có sẵn của những cầu thủ da màu với thể lực sung mãn và thể hình lý tưởng cho môn thể thao vua. Ngay từ đầu, Guillou đã xác định công nghệ JMG là dành cho châu Phi, bởi lúc này chỉ cần bù đắp thêm kỹ, chiến thuật cho các cầu thủ là sẽ tạo ra những ngôi sao cho làng túc cầu thế giới. Tiền thân của JMG là ASEC Mimosas đã tạo ra những Yaya Toure, Kalou, Gervinho, Eboue, Zokora là thành quả đầu tiên và ngọt ngào nhất với Guillou cho tới bây giờ.
(Diemsovi.com) – Chưa bao giờ có tới nhiều cầu thủ của HAGL đến vậy ở đội tuyển U23 Việt Nam. Càng bất ngờ hơn khi họ đã được triệu tập bởi chính HLV Miura....
Từ tiếng “thơm lây” mô hình JMG tại Bờ Biển Ngà, Guillou được các nước châu Phi khác như Madagascar, Algeria, Mali, Ai Cập và Ghana mời về hợp tác. Quan điểm của những học viện trên là chỉ cần bán được một cầu thủ như Yaya Toure là sẽ có lãi. Thế nhưng đến giờ này thì thành công vẫn chưa thấy đâu, những đơn vị hợp tác với JMG cũng giống như bầu Đức vẫn đang phải đầu tư tiền của mà chưa tìm được “đầu ra”. Thậm chí học viện ở Madagascar đã phải đóng cửa vì không còn kinh phí hoạt động. Ngoài 5 học viện ở lục địa đen thì còn 3 mô hình JMG khác tại Bỉ, Thái Lan và Việt Nam. Mô hình tại Bỉ mới thành lập năm 2009 nên chưa biết kết quả thế nào. Còn tại xứ chùa vàng thì như đã biết JMG Chonburi Thái Lan đóng cửa ngay khi khóa 1 ra lò vì chất lượng thấp. Vậy thì đâu là cơ sở để tin rằng mô hình HAGL JMG sẽ thành công?
Yaya Toure và Guillou khi còn ở ASEC Mimosas |
Như vậy tính tới thời điểm này, JMG tại Việt Nam là mô hình duy nhất của Guillau tại châu Á vẫn còn hoạt động. Còn việc gán thêm cái tên Arsenal chỉ là cách hợp tác thương hiệu của HAGL và The Gunner còn công nghệ đào tạo vẫn là của JMG. Và như đã đề cập ở trên, JMG ra đời vì Guillau muốn nhanh chóng thu lại lợi nhuận từ việc bán cầu thủ. Những cầu thủ da màu to khỏe được trang bị kỹ thuật sẽ là món hàng dễ bán ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên khi về Việt Nam thì nó lại chuyển sang một phạm trù hoàn toàn khác. HAGL JMG chỉ chú trọng kỹ thuật nhưng thể hình và thể lực thì quá hạn chế. Từ việc thiếu thực chiến khiến cho những cầu thủ phố Núi “vỡ” ngay khi đặt vào môi trường khốc liệt. Kết quả là sau hơn 2 năm ra lò, lứa Công Phượng bị “ngợp” ở những sân chơi đỉnh cao và liên tục dính chấn thương chỉ sau vài trận thi đấu.
U23 Việt Nam đã bước vào giai đoạn 2 trong quá trình chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2015 khi Nam tiến vào hôm qua.
Thêm một lần phải nhắc lại rằng bóng đá là môn thể thao đối kháng mạnh mẽ. Kỹ thuật chỉ là phương tiện giúp thi đấu tốt hơn chứ không phải quan trọng nhất. JMG có chút thành công ở châu Phi vì thể chất người da màu rất tốt. Còn người Việt vốn đã thấp bé nhẹ cân, còn cả thể lực yếu thì e rằng khó mà so tài với thiên hạ được. Dù lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường được trang bị kỹ thuật tốt đến mấy mà không có nền tảng là thể lực tốt thì cũng không áp dụng được. Chẳng riêng gì JMG mà ngay cả La Masia danh tiếng của Barcelona cũng vậy thôi. Messi nhỏ nhưng nếu không thể thể lực sung mãn thì khó mà đi bóng tốc độ qua 4, 5 hậu vệ to cao được. Mà ngoài những Messi, Iniesta, Xavi thì La Masia còn cả trăm cầu thủ vẫn được đào tạo như vậy, kỹ thuật thượng thừa nhưng trở thành “bỏ đi” vì thể lực hạn chế. Krkic, Cuenca, Tello, Deulofeu, Romeu, Roman và Patric được đánh giá là “ảo thuật gia” chẳng kém gì Messi nhưng không trụ nổi ở Nou Camp vì thân hình “cò hương” là minh chứng như thế!
Doãn Công