V-League 2016 vừa mới khởi tranh vòng đầu tiên trong sự khấp khởi, hào hứng của NHM. Tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy bóng đá Việt Nam sẽ chẳng thể tiến xa nếu các CLB vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các ngoại binh.
V-League 2016 khởi tranh với bao hy vọng của khán giả, hy vọng về cuộc cách mạng toàn diện của BTC (VPF), hy vọng về làn sóng cầu thủ trẻ đang nở rộ ở 14 CLB, hy vọng về những ngoại binh chất lượng… Và vòng đầu tiên của mùa giải mới đã diễn ra sôi nổi hấp dẫn với 19 bàn thắng trong 7 trận đấu. Kịch tính có, căng thẳng có, bất ngờ xuất hiện không ít, thẻ đỏ, thẻ vàng, penalty, tranh cãi đủ cả. Những khán đài đầy ắp khán giả, trung bình 10.071 khán giả đến xem mỗi trận là con số đáng để tự hào so với trước kia. Đúng là V-League 2016
(Diemsovi.com) – Hai đội bóng của thủ đô Hà Nội của bầu Hiển đều trải qua một khởi đầu không thể tồi tệ hơn, trong khi HAGL và Khánh Hoà tạo nên một bất ngờ...
Có một điều rất dễ nhận ra ở mùa giải V-League 2016 là hầu hết các CLB đều sử dụng tối đa 2 ngoại binh cho vị trí tiền đạo. Đây là điều đã xuất hiện từ mùa giải trước do BTC quyết định hạn chế số lượng cầu thủ ngoại ra sân. Sự thực dụng, nói cách khác là bệnh tích của các địa phương ngày càng bộc lộ rõ hơn khi dành tất cả suất trên hàng công cho 2 “Tây”. Ngoại trừ HAGL với chính sách sử dụng “gà nhà” thì hầu như mọi đội bóng đều như vậy. Từ các ứng viên vô địch đến các đội bóng trong cuộc chiến trụ hạng đều đặt mọi kỳ vọng vào cặp tiền đạo ngoại. Rõ ràng đây là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm cho nền bóng đá nước nhà. Bởi nếu các địa phương mãi chạy theo kiểu “ăn xổi” như vậy thì các ĐTQG sẽ nguy to.
Tầm ảnh hưởng của các tiền đạo ngoại là quá lớn |
Ở vòng 1, trận cầu đinh Thanh Hóa vs Hà Nội T&T khiến sân nhà của đội bóng xứ Thanh không còn một chỗ trống. Trận đấu diễn ra hấp dẫn với 3 bàn nhưng chẳng ai có thể vui nếu là những người nặng lòng với bóng đá nước nhà. Đầu tiên là mặt sân chẳng khác gì mặt ruộng. Câu hỏi đặt ra là sự chuyên nghiệp của đội bóng Bắc Miền Trung ở đâu. Họ sẵn sàng bỏ ra vài chục tỷ để mua sắm cầu thủ nhưng chẳng có nổi một mặt cỏ cho ra hồn. Mà bóng đá thì quanh đi quẩn lại trên sân bóng, không đầu tư mặt cỏ thì đầu tư đi đâu? Còn diễn biễn trên sân khiến người ta còn buồn hơn cả. Cả hai đội được coi là ứng viên vô địch đá với cặp tiền đạo ngoại. Với Thanh Hóa là Omar và Firer, còn T&T là Samson và Arnaud.
Đội bóng phố Núi có chiến thắng khó tin CLB Hà Nội 0-5 HAGL ở ngày ra quân, đồng thời chiếm luôn ngôi đầu V-League 2016 sau vòng 1. Thế nhưng tất cả mới chỉ là...
Vì hàng tiền đạo đã đặc cách cho các cầu thủ ngoại nên những Đình Tùng, Văn Quyết, Thành Lương, Quốc Phương phải đá dạt cánh. Vậy thì chúng ta đâu thể trách ai được mỗi khi ĐTQG thi đấu thì vấn đề lớn nhất là khâu ghi bàn. Hãy đặt câu hỏi ngược lại, nếu không bị các cầu thủ ngoại chiếm mất suất trên hàng công. Những Đình Tùng, Văn Quyết, Thành Lương, Quốc Phương còn có thể tỏa sáng hơn nữa khi được đá gần khung thành đối phương. Hay ở một trận đấu gần đó ở sân Vinh, cả SLNA và Hải Phòng đều có 2 suất cứng ngoại binh cho hàng công. Mùa này, HLV Quang Trường mới xây dựng cặp tiền đạo Odat và Baba cho đội bóng xứ Nghệ. Còn Hải Phòng đã mặc định cặp chân sút người Jamaica là Fagan và Steven cho vị trí ghi bàn. Tất nhiên kéo theo đó là những Văn Thắng, Phi Sơn, Khắc Ngọc được đào tạo trở thành tiền đạo nhưng giờ luôn phải đá lùi sâu, thi đấu trái sở trường.
Hải Phòng đã gắn bó với cặp tiền đạo Fagan, Steven suốt những mùa giải vừa qua |
Ngoài ra còn có 2 trận đấu khác mà toàn bộ vị trí tiền đạo thuộc về các chân sút ngoại hoặc cầu thủ nhập tịch, đó là trận SHB Đà Nẵng gặp Đồng Tháp, Long An gặp QNK Quảng Nam. Đội bóng sông Hàn là Merlo và Horace, Đồng Tháp là Udo Fortune và Samson Kpenosen. Long An có cặp chân sút Biyaga và cầu thủ nhập tịch Lê Văn Tân, ở QNK Quảng Nam là Oladoja và Ogbuke. Hai đội bóng khác là Than Quảng Ninh và Cần Thơ cũng dồn tất cả hỏa lực trên hàng công cho các cầu thủ ngoại. Đội bóng Tây Đô ngốn rất nhiều tiền để sử hữu cặp song sát Patiyo và Oseni phục vụ mùa giải mới. Than Quảng Ninh dù có rất nhiều chân sút nội đáng kỳ vọng như Mạc Hồng Quân, Vũ Minh Tuấn, Hà Đức Chinh nhưng vẫn luôn ra sân với cặp tiền đạo Dyachenko và Bishan.
Đó là 2 pha lập công của Đình Tùng và Văn Thanh, ở cùng một góc sút và cùng là những pha cứa lòng tuyệt đẹp ngay ở vòng khai màn vòng 1 Toyota V-League 2016.
Trường hợp ngoại lệ duy nhất là tiền đạo Anh Đức, cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải trước. Với vai trò đầu tàu của Bình Dương thì cầu thủ 31 tuổi này mới được đá ở vị trí sở trường dù BLĐ đội bóng đất Thủ đã mua sẵn 2 tiền đạo ngoại là Nsi và Willem để sát cánh trên hàng công. Mà trường hợp Công Vinh phải đá cánh đã nói lên bệnh thành tích của Bình Dương, họ cũng giống như bao đội bóng khác mà thôi. Sở dĩ Anh Đức được đá tiền đạo vì hiệu suất làm bàn của “Eto” còn ấn tượng hơn các cầu thủ nước ngoài. Nếu Anh Đức chấn thương hoặc sa sút, Willem sẽ đá cặp với Nsi. Công Vinh vẫn phải đá cánh, còn tiền đạo trẻ đầy tài năng Tiến Linh chẳng biết bao giờ được thi đấu với đúng vị trí sở trường của mình. Đó cũng là thực trạng chung của bóng đá nước nhà vào thời điểm này.
Hầu hết mọi tiền đạo nội đều không có cơ hội đá chính hoặc trái sở trường vì BLĐ đội bóng đã ưu tiên cho ngoại binh. Bi kịch lớn nhất có lẽ là trường hợp của Xuân Nam, một chân sút top đầu ghi bàn ở giải Lào nhưng về Việt Nam không có cơ hội thể hiện mình. Vị trí đá chính, nếu có với Xuân Nam chỉ là… hậu vệ cánh phải. Chỉ riêng hình ảnh đó thôi cũng đủ để nói lên xu thế đáng buồn của V-League 2016 hiện nay. Hay thì vẫn hay, hấp dẫn vẫn hấp dẫn nhưng nếu không thay đổi thì bóng đá Việt Nam sẽ càng thụt lùi vì có một giải đấu mà ai cũng chạy theo thành tích của địa phương mình chứ không vì cái chung.
Doãn Công