Thất bại đau đớn tại SEA Games năm nay của ĐT bóng đá nam U22 Việt Nam cho thấy nền bóng đá nước nhà đang gặp vấn đề, dù chúng ta đã có những định hướng phát triển cụ thể.
Có thể nói chưa khi nào, NHM nước nhà lại kỳ vọng vào việc U22 Việt Nam sẽ giành tấm HCV ở kỳ SEA Games 29. Đơn giản là bởi vì lúc này chúng ta đang sở hữu trong tay một thế hệ cầu thủ trẻ chất lượng nhất, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm thi đấu nhất.
Bằng khả năng của mình, lứa cầu thủ từng làm mưa, làm gió ở khu vực trong đội hình U19 Việt Nam năm nào đã lấy được sự tin tưởng tuyệt đối của khán giả nước nhà trong hành trình tìm vàng đại hội thể thao khu vực. Song thật đau đớn là khi được kỳ vọng nhất, các đội tuyển bóng đá Việt Nam luôn gây bất ngờ với cách bị loại, càng cay đắng hơn là chúng ta lại ‘chết’ dưới tay người Thái.
Thất bại của U22 Việt Nam là do đâu? |
Từ nhiều năm qua, bóng đá Việt Nam luôn lấy Thái Lan làm cái đích để vươn đến, tới mức ông bầu tâm huyết như vị chủ tịch HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức còn không tiếc tiền để mở học viện HAGL JMG cho giống người Thái. Song chỉ một vài sự cố gắng là không đủ để kéo bóng đá Việt Nam đi lên, nhất là khi môi trường thi đấu tại V-League lại còn quá nhiều bất cập.
Cách làm bóng đá kiểu ‘ăn xổi’ của nhiều đội bóng V-League đã tự làm suy yếu bóng đá nước nhà. Đã có một thời, các đội bóng liên tục chạy đua thành tích bằng việc sắm ngoại binh ‘xịn’ mà lơ là khâu phát triển bóng đá trẻ. Thiếu môi trường để phát triển, cầu thủ trẻ Việt Nam không có nhiều điều kiện, cơ hội để cải thiện, nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, vấn nạn bạo lực sân cỏ, những sai sót của trọng tài, hay nghi vấn bán độ tại V-League đã ảnh hưởng không tốt tới tinh thần thi đấu của các cầu thủ Việt Nam. Để rồi ra sân chơi quốc tế, họ thi đấu như ‘gà mắc tóc’ và liên tiếp phạm phải những sai lầm sơ đẳng không thể khắc phục được.
Nếu nói các đội tuyển quốc gia là bộ mặt thì các giải đấu quốc nội cũng chính là sức khỏe nội tại của một nền bóng đá. Sức khỏe không tốt thì không thể đòi hỏi bộ mặt tươi tỉnh được. Và áp dụng vào hoàn cảnh nước ta thì rõ ràng việc thất bại liên tiếp ở các giải đấu khu vực là bằng chứng rõ nét cho việc V-League đang tồn tại rất nhiều bất cập.
Bóng đá Việt được gì khi ưa 'hàng ngoại'? |
Sau thất bại vừa qua, bình luận viên kỳ cựu Vũ Quang Huy đã chua xót thừa nhận ‘căn nguyên trực tiếp và sâu xa trong thất bại của đội U22 Việt Nam chính là vì giải bóng đá vô địch Quốc gia Việt Nam (V-League) chất lượng quá thấp với nhiều nhức nhối, giả tạo’. Và khi một giải đấu quốc nội thiếu tính thực chiến như vậy thì rất khó có thể tạo ra những cầu thủ với phong cách thi đấu chuyên nghiệp và đẳng cấp được?
HAGL, Than Quảng Ninh hay CLB TP.HCM đang là một trong số ít những đội bóng đang cố gắng tự hoàn thiện mình để nâng tầm chuyên môn ở giải đấu quốc gia. Song những nỗ lực như vậy vẫn chưa đủ để đưa bóng đá Việt Nam tới những thành công. Bóng đá cũng như võ thuật, đều là những môn thi đấu đối kháng. Và chỉ có miệt mài tập luyện, thi đấu mới giúp người chơi gặt hái thành công, còn cứ diễu võ dương oai, tán dương lẫn nhau thì cũng chỉ như một môn nghệ thuật hữu danh vô thực mà thôi.
Các tin bài khác về U22 Việt Nam trên Diemsovi.com
Ơn giời. U22 Việt Nam dừng bước sớm để chúng ta dẹp bỏ đi những ảo tưởng, để chúng ta tiếp tục thấy rõ vấn đề của cả một nền bóng đá cần một cuộc cách mạng...
Tờ báo tiếng Thái Siam Sport mới đây đã chỉ ra những nguyên nhân chính dẫn tới thất bại khá thảm hại của ĐT U22 Việt Nam trước các cầu thủ Thái Lan.
Sau thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games 29, nhà báo Scott McIntyre của tờ Fox Sports Asia đã có bài viết ủng hộ thầy trò Hữu Thắng. Ông cho rằng, đội bóng...
U22 Việt Nam đang nợ vị chủ tịch CLB HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức một lời xin lỗi sau thất bại cay đắng trước U22 Thái Lan chiều 24/8, qua đó sớm phải tạm biệt...
Ranh giới giữa quyết đoán và bảo thủ đôi khi rất mong manh. Khi những toan tính của HLV Hữu Thắng quá dễ đoán, việc U22 Việt Nam thất bại cũng là điều không...
Thanh Long (TTVN)