Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam và “cái chết” ngay từ nhận thức!

Thứ Sáu 18/12/2015 12:04(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Lý do sa thải HLV Miura thì bóng đá Việt Nam mới phát triển chỉ là sự ngụy biện, giấu dốt của rất, rất nhiều người không chịu nhìn vào hiện thực môn thể thao vua nước nhà.

Nói thẳng ngay là bóng đá Việt Nam chưa bao giờ phát triển cả, chưa bao giờ có cái gọi là thế hệ vàng, bạc hay đồng như sự “ăn mày dĩ vàng” của rất nhiều người. Minh chứng là viễn cảnh trắng tay tại SEA Games suốt hơn gần 60 năm qua là điều ai cũng thấy. Thời Hồng Sơn, Huỳnh Đức đẹp thật đấy nhưng nói là bóng đá Việt Nam phát triển thì chắc chưa xem bao giờ. Những năm 90 là thời điểm bóng đá Việt Nam chưa biết đến chiến thuật 4-4-2 mà tất cả các đội đều áp dụng cách đá “nguyên thủy” 5-3-2. Thế hệ vàng của những Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Quốc Cường khi mới hội nhập chỉ thi đấu được 45 phút rồi sau đó “đi bộ” trong hiệp đấu còn lại. Còn cái thời của Văn Quyến, Quốc Vượng cũng thua tan nát trước người Thái Lan trên mọi mặt trận. Mà còn chưa kể đến nạn bán độ như “trẩy hội” trong thời gian này.

Dư âm U23 Việt Nam 2-2 Cerezo Osaka: Dấu ấn HAGL!
(Diemsovi.com) – Trước một đối thủ trẻ tuổi hơn nhưng U23 Việt Nam vẫn không thể có được chiến thắng đầu tiên trong loạt trận giao hữu trước thềm vòng chung...

Dông dài để thấy bóng đá Việt Nam chưa bao giờ được coi là phát triển cả, ấy vậy mà chúng ta vội vơ vào như một cường quốc bóng đá để chỉ trích HLV Miura rằng “còn Miura là bóng đá Việt Nam không phát triển”. Hầu hết những người ảo tưởng về sức mạnh của bóng đá nước nhà đều cùng quan điểm rằng thay HLV Miura bằng một chiến lược gia… nào đó thì sẽ thành công. Tất cả ảo mộng về lứa cầu thủ trẻ HAGL JMG còn chưa biết đi vào đâu mà chúng ta đã khẳng định là sẽ thành công vang dội. Rồi cả ảo mộng về lối chơi đẹp mắt, cống hiến chỉ cần đá đẹp không cần thắng là thứ vô cùng viển vông. Từ giải trẻ tới giải đỉnh cao là cả một quãng đường dài, việc lứa Công Phượng có thích nghi được các giải đấu khốc liệt hay không vẫn còn là dấu hỏi mà lại yêu cầu đá đẹp thì quá thiếu thực tế.

Sa thai HLV Miura va cau chuyen chet tu nhan thuc cua bong da Viet Nam hinh anh
Thành tích BĐVN trước khi Miura đến

Ý tưởng về việc sa thải HLV Miura khởi đầu từ bầu Đức với tuyên bố “chiến lược gia người Nhật là HLV ngoại dở nhất trong lịch sử BĐVN”, “còn Miura là BĐVN không thể phát triển được”. Những thứ ngụy biện thật đáng xấu hổ khi đổ lỗi sự yếu kém của bóng đá nước nhà. Vậy thì trước khi ông Miura tới, môn thể thao vua nước nhà phát triển hay sao? Nếu thế thì chắc là những kẻ chưa xem bóng đá được quá vài năm hoặc không dám đối diện với sự thật. Hãy xem chúng ta bị thua nhục nhã như thế nào tại SEA Games 27 và AFF Cup 2010 khi bị loại ở vòng bảng. Kể cả các giải đấu trước đó nữa là thua trắng Malaysia tại bán kết AFF Cup 2010 và thua 1-4 trước U23 Myanmar trong trận tranh giải 3 tại SEA Games 26.

Sự giấu dốt, không dám thừa nhận kém cỏi thì luôn đổ lỗi lên người khác. Và thật buồn là rất đông NHM và tệ hơn là có cả Phó Chủ tịch VFF lại đang làm điều đó với HLV Miura. Chúng ta nổi đóa sau những trận thua của đội nhà, kể cả thua giao hữu, nó chẳng khác gì tình cảnh của Calisto khi xưa bị gây sức ép đòi sa thải vì 10 trận đấu thất vọng liên tiếp trước AFF Cup 2008. Nếu thời điểm đó, “Phù thủy” người Bồ Đào Nha không giữ được sự điềm tĩnh thì ông đã ra đi và chưa biết được chiến tích vô địch AFF 2008 có xảy ra hay không. Chẳng thế mà đến bây giờ Calisto ngán chúng ta đến tận cổ với tuyên bố “Việt Nam có 80 triệu HLV”, trước khi ông ra đi. Đó là lý do dù thất nghiệp 2 năm nay nhưng Calisto liên tục lắc đầu lời mời trở lại mảnh đất hình chữ S làm việc.

Sa thai HLV Miura va cau chuyen chet tu nhan thuc cua bong da Viet Nam hinh anh 2
HLV Miura có nhiều nỗ lực nhưng không được ghi nhận

Trước Calisto, vị thuyền trưởng còn lại được coi là thành công là Alfred Riedl từng có câu nói bất hủ “bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc”. Bây giờ chúng ta đã chú trọng khâu đào tạo trẻ nhưng cái bệnh thành tích thì không thay đổi. Cứ ĐTQG hay U23 Việt Nam ra sân là phải thắng, mà phải thắng đậm, thắng đẹp, xem sướng mắt bởi bây giờ chúng ta có… lứa Công Phượng. Nếu không làm được điều đó chứng tỏ HLV kém cỏi. Và với sự khó tính mà đúng hơn là ảo tưởng của không ít NHM bóng đá Việt Nam thì ngay cả Mourinho, Guardiola hay Sir Alex cũng không thể làm được. Nói đâu xa xôi, người được coi là hiểu và phát huy tốt nhất tài năng của lứa Công Phượng là HLV Graechen thì cũng đã bị HAGL sa thải.

HLV Miura: Việt Nam sẽ có thêm nhiều miếng bài chiến thuật ngoài bóng dài
(Diemsovi.com) – Phát biểu sau trận hòa trước CLB Cerezo Osaka, HLV Miura tỏ ra không hài lòng với màn trình diễn của các học trò, ngoại trừ hàng thủ dù U23...

Người mà bầu Đức và nhiều CĐV đang nhắm đến sau khi sa thải HLV Miura là ông Suzuki Masakazu, cựu thuyền trưởng của U19 Nhật Bản. Một phương án chẳng lấy có gì được gọi là tốt hơn ông Miura bởi HLV Suzuki chỉ là chuyên gia bóng đá trẻ như Graechen. Thậm chí chuyên gia bóng đá Jun Usami của Nhật Bản còn tỏ ra nực cười vì ý định mời HLV Suzuki về dẫn dắt các ĐTQG Việt Nam. Ông này nói: “Tại sao ông Suzuki lại được đánh giá cao bởi ông Đức? Điều đó làm tôi thực sự khó hiểu. Chỉ vì trận thắng 7-0 của U19 Nhật Bản trước U19 Việt Nam mà đã gây được ấn tượng như thế ư? Tôi đã nói rất nhiều lần, bóng đá trẻ và bóng đá chuyên nghiệp khác xa nhau”.

Sa thai HLV Miura va cau chuyen chet tu nhan thuc cua bong da Viet Nam hinh anh 3
Kêu gọi sa thải HLV Miura nhưng chưa bao giờ nhắc tới điểm yếu của bóng đá Việt Nam

Suy nghĩ mỗi khi đội tuyển thua là đổ mọi tội lỗi lên các HLV ngoại thật sự nguy hiểm. Thậm chí có những người lố bịch đến mức tự tin rằng Việt Nam đang có rất nhiều cầu thủ trẻ tài năng xuất chúng. Chỉ là ông Miura kém cỏi về chuyên môn nên mới không thắng được người Thái, mới không vô địch SEA Games. Còn việc cầu thủ Việt thấp bé, nhẹ cân, lười chạy, thể lực yếu, kỹ thuật không hơn ai nhưng thích rườm rà thì không phải lý do. Nếu cứ viển vông, giấu dốt, không chịu nhìn vào gốc rễ vấn đề thì bóng đá Việt Nam còn kém nữa. Đừng nói đến 1 cái HAGL JMG, kể cả có 100 học viện, 100 HLV cỡ Alex Ferguson cũng chẳng thể vực dậy nổi môn thể thao vua nước nhà.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Xem thêm
top-arrow
X