Thứ Tư, 01/01/2025 Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam: Giao hữu cũng phải có chiến lược

Thứ Năm 09/02/2017 16:32(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Sau trận giao hữu “mất nhiều hơn được” trước U23 Malaysia, NHM đang tự hỏi VFF xếp lịch giao hữu cho U23 Việt Nam để làm gì, khi những điều cốt lõi thì không đạt được.

Hạn chế dùng giao hữu xoa dịu dư luận

Không nói thì ai cũng biết, dư âm của AFF Cup 2016 vẫn khiến NHM buồn lòng, phần nào đó là tức giận với HLV Hữu Thắng. Đặc biệt trong buổi báo cáo nguyên nhân thất bại ở giải vô địch Đông Nam Á, không có bất cứ lý do nào thuộc về đấu pháp – thứ quan trọng nhất. Tuy nhiên có một chi tiết đáng chú ý, đó là nguyên nhân “đối tượng giao hữu không đủ mạnh”. Quay trở lại thời điểm trước thềm AFF Cup 2016 khi ĐT Việt Nam có chuỗi 12 trận bất bại ấn tượng, trong đó có 9 trận thắng và 3 hòa (hầu như đều là giao hữu).

Vì SEA Games, HLV Hữu Thắng tuyên bố giấu bài tại vòng loại U23 châu Á
Được đá vòng loại U23 châu Á trên sân nhà, nhưng HLV Hữu Thắng chỉ coi trọng mục tiêu SEA Games 29.

Vậy có thể giải thích một phần rằng, chúng ta hay thắng giao hữu vì đối thủ yếu, lại không đá hết sức. Bài học đã được chính HLV Hữu Thắng vạch ra ở bản báo cáo nguyên nhân thất bại tại AFF Cup 2016. Thế nhưng có vẻ như điều đó không thay đổi trong năm 2017 này. Trận giao hữu với U23 Malaysia, chúng ta lại thắng to. Một chiến thắng như là “phép màu” giúp lãnh đạo Liên đoàn và chiến lược gia xứ Nghệ giảm được sức ép từ NHM. Vậy nhưng mục đích chính thì không đạt được. Đối thủ quá yếu, thi đấu hời hợt, gần như không lên bóng được lần nào. Với những trận giao hữu “vô bổ” như thế thì chúng ta thu lại được gì. Mà còn chưa nói đến việc U23 Việt Nam lộ bài vì luôn đá rất “hăng” trong các trận giao hữu.

Bong da Viet Nam Giao huu cung phai co chien luoc hinh anh
Trận giao hữu với U23 Malaysia gần như không có tác dụng về mặt chuyên môn

Tăng cường mời các đội mạnh, ngoài khu vực Đông Nam Á

Phải nói rằng trong những năm gần đây, các ĐTQG Việt Nam thường có thành tích rất tốt tại các trận giao hữu. Mà NHM hay nói về tình cảnh của các đội tuyển là “thử kêu đốt xịt”. Khi đá giao hữu chơi rất tưng bừng, nhưng khi vào giải đá như gà mắc tóc. Không nói đâu xa, trước thềm AFF Cup 2016 chúng ta thắng Indonesia nhưng vào giải thì thua, trước đó là U23 Myanmar tại SEA Games 2015. Nghĩa là, giao hữu với chúng ta chỉ giải quyết niềm vui trước mắt, làm hài lòng khán giả nhà, chứ mục tiêu chính là rèn giũa, cọ xát, nâng cao chuyên môn thì không đạt được.

U22 Indonesia đưa hơn chục cầu thủ trẻ từ châu Âu về đá SEA Games 29
Sau án phạt của FIFA, bóng đá Indonesia đang quyết tâm trở lại mạnh mẽ, bắt đầu từ SEA Games 29 tới đây.

Chưa kể, một điều thiếu tính toán khác của VFF là rất hay mời các đội trong khu vực đá giao hữu. Liên tục là những thất bại gần đây đủ để chúng ta tỉnh táo hơn. Việc mời các đội trong khu vực, dù không cùng bảng nhưng rất dễ chạm trán tại bán kết. 3 thất bại gần nhất của ĐTVN và U23 đều như vậy. Lần lượt mời Malaysia, U23 Myanmar và Indonesia đá giao hữu trước giải và đều thắng vì đối thủ không bung hết sức. Đến khi vào giải, chúng ta bị bắt bài, còn đối phương lại chơi hết sức và giành thắng lợi. Cả 3 lần lỡ chung kết gần đây tại AFF Cup và SEA Games của bóng đá Việt Nam đều ở trong thế được đánh giá cao hơn.

Bong da Viet Nam Giao huu cung phai co chien luoc hinh anh 2
Giao hữu Indonesia thì thắng, gặp lại tại AFF Cup 2016 thì thua

Những bài học đau đớn vẫn còn hằn sâu trong tâm trí NHM, vậy mà chúng ta lại bỏ quên và lại hướng tới cái danh “vua giao hữu” vô thưởng vô phạt. Trận giao hữu với U23 Malaysia vừa rồi có lẽ mất nhiều hơn được, đội bạn tung quân dự bị, gần như không đá nhưng lại nắm được đấu pháp và cách chơi của Công Phượng và các đồng đội. Chưa hết, trận giao hữu tiếp theo của ĐT Việt Nam trên sân Hòa Xuân là cuộc chạm trán với Đài Loan (Trung Quốc). Không hiểu chúng ta mời những đội yếu thì học tập được gì, hay lại là giành chiến thắng để tung hô rồi lấy lòng dư luận.

Vài năm trở lại đây, không thấy VFF mời các đội Tây Á đá giao hữu nữa. Đó là những đối thủ mạnh, lại khác khu vực nên học hỏi được nhiều mà không sợ lộ bài. Điều đó sẽ tốt hơn nhiều so với những cuộc chạm trán với những đối thủ trong khu vực với chủ định thăm dò là chính. Nếu như khó mời, chúng ta cũng có thể hướng đến các CLB Hàn Quốc, Nhật Bản đang có mối quan hệ tốt hay thậm chí các CLB V-League có ngoại binh cũng là những đợt thử lửa bổ ích thay vì cách chọn đối thủ thiếu hợp lý như hiện nay.
 

Buông giải châu lục vì SEA Games: Đánh đổi hay đánh... bạc
Sau khi xác nhận dùng đội trẻ dự vòng loại Asian Cup 2019, HLV Hữu Thắng vừa mới thẳng thắn thừa nhận sẽ không bung hết sức tại vòng loại U23 châu Á vì mục...

Doãn Công (Theo Thể Thao Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

HLV Kim Sang Sik giải thích lí do chọn Đình Triệu thay vì Nguyễn Filip

HLV Kim Sang Sik giải thích lí do chọn Đình Triệu thay vì Nguyễn Filip

HLV Kim Sang Sik giải thích lí do chọn Đình Triệu thay vì Nguyễn Filip

Khán giả nước nhà liên tục đặt câu hỏi vì sao Đình Triệu lại là người được chọn, thay vì Nguyễn Filip, thủ môn số 1 của ĐT Việt Nam từ Asian Cup 2023 (diễn ra tháng 1/2024), hay chính xác hơn là từ khi anh hoàn thành thủ tục lấy quốc tịch và có lần đầu tiên được triệu tập lên ĐTQG.

Xem thêm
top-arrow
X