Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam có mấy người như bầu Tú?

Thứ Năm 18/02/2016 16:27(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bóng đá Việt Nam xã hội hóa được 16 năm, rất nhiều ông bầu, doanh nghiệp nhảy vào làm bóng đá nhưng hầu hết đều nhằm mục đích trục lợi cá nhân.

Năm 2000, bóng đá Việt Nam bắt đầu đi lên chuyên nghiệp với chính sách xã hội hóa bóng đá. Rất nhiều doanh nghiệp, ông bầu lớn đổ tiền vào để giúp môn thể thao vua nước nhà đi lên. 16 năm đã qua, hầu hết những đại gia máu mặt, những tập đoàn lớn mạnh nhất đã đổ rất nhiều tiền vào bóng đá. Thế nhưng kết quả không có nhiều chuyển biến. Hầu hết đều làm bóng đá vì thương mại, vì lợi ích trước mắt chứ không phải vì tâm huyết. Rất nhiều doanh nghiệp cao chạy xa bay sau khi nhận thấy không có lãi, hoặc hết giá trị khai thác. Cho đến bây giờ số lượng ông bầu gắn bó với môn thể thao vua chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cảm ơn bầu Tú! Người mang World Cup về Việt Nam
Đêm 17/2/2016 chắc chắn sẽ đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam bởi tại nhà thi đấu Universal Stadium - Tashkent, ĐT Futsal Việt Nam đã giành quyền lọt vào VCK...

Có một thời, bóng đá Việt Nam sống trong vinh hoa phú quý khi các ông bầu đổ cả núi tiền vào V-League. Ngoài Bắc có bầu Kiên, bầu Hiển, bầu Tuấn, bầu Trường, miền Trung có bầu Đệ, bầu Đức, trong Nam có bầu Thụy, bầu Thắng. Nhưng rồi lần lượt rút lui không kèn, không trống. Bầu Kiên tâm huyết nhất nhưng rơi vào vòng lao lý. Bầu Tuấn ở Hòa Phát có tiềm lực mạnh nhưng rút lui vì chán nản. Bầu Trường vung bao tải tiền cho mỗi vụ chuyển nhượng nhưng cũng giải tán vì quá nuông chiều cầu thủ. Bầu Đệ chia tay bóng đá dù vẫn còn nặng tình với bóng đá xứ Thanh. Trường hợp nực cười nhất thuộc về bầu Thụy với mục đích thương mại thấy rõ. Đổ rất nhiều tiền, thay tên đổi chủ các CLB liên tục để quảng bá doanh nghiệp của mình. Nhưng rồi vội vàng lặn mất tăm sau khi đạt được mục đích.

Ong Tran Anh Tu da am tham hy sinh hon 10 nam qua
Ông Trần Anh Tú đã âm thầm hy sinh hơn 10 năm qua

Sự lệch hướng của các ông bầu thể hiện ở chỗ, đua nhau vung tiền trên TTCN để so độ giàu có và chịu chơi. Hậu quả đã có những lúc V-League và bóng đá Việt Nam phát triển bong bóng vô cùng nguy hiểm. Cầu thủ nào cũng có giá vài chục tỷ, lương hàng trăm triệu, tiêu pha không tiếc tay. Thậm chí thời V-League hưng thịnh còn nằm trong top các giải VĐQG hàng đầu châu Á, lôi kéo hầu hết các ngôi sao của Thái Lan sang thi đấu. Nhưng các ông bầu chỉ quan tâm đến việc đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp và bản thân, còn nền bóng đá phát triển ra sao họ đâu cần biết. Giá như thời điểm đó số tiền đổ vào những thương vụ chuyển nhượng vô nghĩa dành cho đào tạo trẻ thì có lẽ chúng ta đã có cả tá học viện bóng đá chất lượng quốc tế rồi.

Đối thủ của Futsal Việt Nam tại bán kết mạnh cỡ nào?
ĐT Futsal Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản để giành tấm vé dự VCK World Cup 2016. Tuy nhiên trước mắt chúng ta là tượng đài lừng lững của môn bóng đá trong nhà...

Cho đến lúc này chỉ có 3 ông bầu kiên trì bám trụ là bầu Hiển, bầu Thắng và bầu Đức. Bầu Hiển đang được coi là cứu cánh của bóng đá nước nhà khi nâng đỡ tới 4 CLB tại V-League. Mà nếu không có ông thì những đội bóng này đã giải thể từ lâu. Dù vậy các đội bóng của ông bầu này mới chỉ bắt đầu bước vào làm bóng đá trẻ, chưa thật sự để lại dấu ấn. Bầu Thắng sau nhiều năm làm bóng đá đã chuyển sang cách làm mới là hướng tới mô hình CLB chuyên nghiệp thật sự cho các đội bóng V-League. Điều này rất quan trọng nhưng CLB Long An mới hoạt động theo hình thức cổ phần hóa ở đầu mùa giải 2016, hiệu quả vẫn còn phải chờ câu trả lời.

Bong da Viet Nam can nhieu hon nhung nguoi nhu bau Tu
Bóng đá Việt Nam cần nhiều hơn những người như bầu Tú

Ông bầu cuối cùng và nổi tiếng nhất là bầu Đức, người đang đảm nhận cương vị Phó chủ tịch VFF hiện nay. Tình yêu và tâm huyết của chủ tịch HAGL là điều không phải bàn cãi. Ông đã không tiếc tiền và công sức để tạo nên những tài năng cho bóng đá nước nhà trong gần 10 năm qua. Tuy nhiên khi lứa đầu tiên là Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường ra lò thì chất lượng không được như kỳ vọng. Họ chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với mặt bằng chung của bóng đá Việt Nam chứ chưa đến mức đẳng cấp thế giới và sang châu Âu thi đấu như lời hứa ban đầu. Điều đáng thất vọng hơn là trong thời gian gần đây, bầu Đức đã có quá nhiều hành động khiến người ta nghi ngờ về tình yêu bóng đá của ông.

Bầu Tú - Từ chảo cơm rang đến giấc mơ World Cup
Bầu Tú đã đưa futsal - môn thể thao ít người chú ý trở thành chiếc cầu đưa VN vào World Cup. Ít ai hiểu, để có chiến tích hôm nay, ông Tú phải nuôi nấng đội...

Bầu Đức là Phó chủ tịch VFF gần 2 năm nhưng chưa để lại dấu ấn nào, điều duy nhất người ta thấy là một con người luôn đấu tranh để bảo vệ lứa “gà nhà” của mình. Thậm chí tỷ phú này đã ra điều kiện để tài trợ và lo cho ĐTQG. Nếu là tình yêu thì có lẽ người ta không cần phải “kỳ kèo” như thế. Từ bầu Đức, người được cho là tâm huyết nhất của làng bóng đá nhìn sang bầu Tú của Futsal mà chạnh lòng. Có lẽ trước chiến tích giành vé dự World Cup, đa số NHM không biết ông Trần Anh Tú là ai. Vâng, con người ấy đã âm thầm hy sinh suốt cả chục năm qua vì môn bóng đá trong nhà của nước ta. Ông lẳng lặng bỏ ra rất nhiều tiền bạc và công sức để nâng tầm môn Futsal nước nhà có được ngày hôm nay.

Trong hơn 10 năm đầu tư vào môn bóng đá trong nhà, ông Trần Anh Tú luôn một mình lo hết cho ĐT Futsal Việt Nam mà không kêu ca, yêu cầu gì. Vị chủ tịch LĐBĐ TP HCM chưa từng “nổ” hay đòi hỏi thiệt hơn bởi đơn giản ông làm vì tình yêu, vì tâm huyết. Đó là thứ quan trọng nhất để phát triển nền bóng đá nhưng thật tiếc cho đến lúc này thì chỉ có một mình bầu Tú có được điều đó.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X