Những ngày này, bóng đá nước nhà đang liên tục sôi sục về việc bầu Đức tạo sức ép để VFF sa thải HLV Miura. Hãy cùng nhìn lại những gì mà HLV Miura mang lại cho các đội tuyển Việt Nam để thấy rằng ông xứng đáng được đối xử công bằng hơn so với những chỉ trích hiện nay.
(Diemsovi.com) – Những phát biểu gần đây của một vị Phó chủ tịch VFF đã tạo nên một làn sóng tranh luận giữa những người quan tâm đến bóng đá Việt Nam. Các vấn...
Thế nhưng cần phải xem xét một cách khác quan về chiến lược gia người Nhật bởi ông đã có những thứ mà chưa đời HLV ngoại nào làm được. HLV Miura giúp chúng ta thoát cảnh trắng tay tại SEA Games và AFF từ năm 2009 đến nay. Tại đấu trường châu lục còn là những dấu ấn lớn nhất trong số các đời thầy ngoại. Cựu thuyền trưởng Consadole Sapporo là HLV đầu tiên giúp đội U23 Việt Nam giành ngôi đầu bảng ở đấu trường châu lục là Asiad 2014, là ông thầy đầu tiên giúp chúng ta góp mặt tại VCK U23 châu Á 2016.
Còn 2 thất bại lớn nhất tại bán kết AFF Cup 2014 và SEA Games 28 thì phải thật sự công bằng nhìn lại lỗi ở cầu thủ chứ không phải HLV. Thất bại tại bán kết SEA Games 2015 trước Myanmar hoàn toàn là do lỗi của các tiền đạo, mà cụ thể là Mạc Hồng Quân. Nếu các chân sút của chúng ta tận dụng được cơ hội mười mươi thì đã chẳng thể thua đội bóng xứ Miến Điện. Tất nhiên điều đó thuộc về kỹ năng cầu thủ Việt kém như thế nào thì không phải nói đến nữa chứ chẳng phải do lối chơi của HLV Miura áp dụng.
Bầu Đức luôn đòi sa thải HLV Miura |
Tại bán kết AFF Cup 2014, ĐT Việt Nam là đội chơi hay nhất vòng bảng. Thất bại trước Malaysia tại bán kết lượt về chỉ là tai nạn mà nguyên nhân lớn là sai sót của những Văn Biển, Tiến Thành nơi hàng thủ. Nên nhớ chúng ta đã đánh bại chính đối thủ này trong trận lượt đi trên sân khách thì chẳng có lý do trách HLV Miura cả.
Còn về chất lượng của hậu vệ Việt Nam nói chung thì chẳng phải bàn. Kém cả về thể hình, thể lực và bản lĩnh trong những trận cầu lớn. Đó là còn chưa kể đến những vấn đề tiêu cực vốn nhức nhối bấy lâu nay của bóng đá nước nhà. Vì thế không thể trách HLV Miura không biết chọn người hay sử dụng cầu thủ. Mà đơn giản hơn là do khả năng đào tạo cầu thủ, đặc biệt là hậu vệ của chúng ta rất kém dẫn tới những thất bại đáng tiếc ở thời điểm quyết định.
Bầu Đức đang làm mọi cách để đẩy HLV Miura khỏi các ĐTQG Việt Nam. Thế nhưng đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, đẳng sau ý đồ đó là mục đích gì?
HLV Miura là một chiến lược gia người Nhật điển hình khi làm việc tận tụy, chăm chỉ, khoa học đúng 14 tiếng/ ngày. Ông nghiên cứu kỹ từng cầu thủ rồi mới cân nhắc lên tuyển, U23. Xem đi, xem lại các đối thủ sắp tới để đưa ra giáo áo tập luyện. Với khả năng chuyên môn được đào tạo 7 năm ở Đức thì HLV Miura có thể chưa giỏi nhưng ông biết phải làm gì cho bóng đá Việt Nam. Có hai điều cực kỳ quan trọng được các nhà chuyên môn phát hiện ra ở HLV Miura mà các đời trước không làm được là cải thiện thể lực và loại bỏ lối đá rườm rà.
Phải ra sân tập của đội tuyển để nhìn cách ông thầy U50 chạy băng băng quãng đường 10 km để thấy HLV Miura đã truyền cho các cầu thủ động lực lớn như thế nào. Hiệu quả đến tức thì khi các ĐTQG Việt Nam hiện nay đều có thể chơi Pressing toàn mặt sân trong 90 phút mà không sợ bị hụt hơi. Còn về lối chơi rườm rà thì rất nhiều người đang ngộ nhận là cầu thủ Việt có lối chơi kỹ thuật. Trong bóng đá hiện đại mà xử lý nhiều hơn 2, 3 chạm là coi như đội nhà hết cơ hội tấn công đối phương.
HLV Miura tận tụy cùng các học trò ra sân tập luyện từng ngày |
Tất cả những gì mà HLV Miura làm được trong gần 2 năm ở Việt Nam là sự tận tụy, chỉn chu, kỷ luật, khoa học. Ông giúp cho rất nhiều cầu thủ và HLV của chúng ta thay đổi tư duy chơi bóng, bớt rườm rà, chạy nhiều hơn. Những điều cực kỳ cơ bản trong bóng đá hiện đại ngày nay, ông Miura đã dạy cho chúng ta hiểu thế nào là “chiến thuật bóng đá thuộc về những người không cầm bóng”. Vì thế nếu chúng ta sa thải HLV Miura hoặc chấm dứt hợp đồng với chiến lược gia người Nhật chỉ vì một nhà tài trợ liệu có đáng không?
Nhìn cảnh HLV Miura dầm mưa rét cùng các học trò trong cái lạnh cắt da, cắt thịt ở Hà Nội mà thấy khâm phục nhưng cũng thấy thương cho ông. VCK U23 châu Á 2016 cũng có thể là nhiệm vụ cuối cùng của ông thầy 52 tuổi trước khi ông bị VFF thanh lý hợp đồng. Chấm dứt hợp đồng với ông thầy người Nhật là chuyện quá đơn giản. Chỉ có điều chọn ai sau đó? Liệu có hợp bóng đá Việt Nam không? Liệu có sử dụng lứa cầu thủ HAGL không? E rằng là khó. Lịch sử đã chứng minh chúng ta từng tiếc nuối vì sa thải Calisto và Alfred Reidl, nhưng thực tế đã có lúc chúng ta hắt hủi họ chẳng kém gì ông Miura bây giờ. Minh chứng là HLV Calisto dù thất nghiệp 2 năm nay nhưng liên tục từ chối trở lại hình chữ S. Những người còn lại như Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc, Falko Goetz, Tavares, Dido thì buồn chẳng muốn nói…
Doãn Công