- Liverpool sẵn sàng “lật kèo” Chelsea trong vụ Pedro
- Barca mua Vidal và Turan rồi đem… cho mượn
- Pep Guardiola sẽ trở lại Barca để làm... Chủ tịch
(Diemsovi.com) – Cuộc bầu cử chủ tịch Barca đang diễn ra rất nóng bỏng, quyết liệt với cuộc chiến tay đôi giữa Maria Bartomeu và Joan Laporta. Và ai sẽ được trở lại vị trí vương quyền tại Nou Camp? Câu trả lời sẽ có vào ngày mai (18/7).
Ngày mai, 18/7, cuộc bầu cử chủ tịch Barca sẽ chính thức diễn ra với sự góp mặt của 4 ứng viên: Maria Bartomeu, Joan Laporta, Agusti Benedito và Toni Freixa. Tuy nhiên, dựa vào ý kiến thăm dò từ độc giả trong suốt thời gian dài qua, cuộc chiến tới vị trí vương quyền tại Nou Camp đang là cuộc đua tay đôi giữa Laporta và Bartomeu. Cuộc đua này đã diễn ra nóng bỏng, quyết liệt trong suốt thời gian qua, ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu riêng và kết quả cuối cùng khiến cho nhiều người rất khó đoán định.
4 ứng viên tranh cử chủ tịch Barca. |
Joan Laporta được biết đến có tài hùng biện bẩm sinh, từng trải qua thời kỳ hoàng kim cùng Barca khi giữ cương vị chủ tịch từ năm 2002-2010. Chưa dừng lại ở đó, ứng viên nặng ký này đã lên một kế hoạch tái thiết lại Barca bằng những dự án được đánh giá cao. Đầu tiên, Laporta muốn đưa người cũ Eric Abidal trở lại Nou Camp để giữ vai trò GĐTT. Ai cũng hiểu rằng, cựu danh thủ người Pháp luôn gắn với hình ảnh tinh thần kiên cường trong mắt của các cule kể từ khi mắc căn bệnh ung thư gan năm 2011. Ngoài ra, Laporta còn hứa sẽ khôi phục lại lò đào tạo danh tiếng La Masia khi thời gian qua cơ sở “sản xuất cầu thủ” đang sa sút thảm bại. Dễ dàng nhận ra, Barca B xuống hạng, hàng loạt tài năng trẻ muốn bán xới khỏi La Masia. Tình hình trên đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo về thực trạng của La Masia, nơi từng được đánh giá là lò đào tạo cầu thủ số một thế giới.
Nghe thì có thể thấy kế hoạch của Joan Laporta rất hợp tình hợp lý. Tuy nhiên, nhà tài phiệt người TBN không phải không có điểm yếu. Điểm yếu lớn nhất của ông là rất ít xuất hiện trước công chúng trong nhiều năm qua và nổi tiếng với việc lãnh đạo đội bóng theo kiểu độc tài. Chưa hết, mới đây Laporta đã dính một “phốt” rất nặng khi dám công khải trảm Luis Enrique để mời Pep Guardiola trở lại dẫn dắt Barca. Tuy nhiên, Laporta đâu có ngờ rằng, quyền lực của Luis Enrique tại phòng thay đồ tại Nou Camp là rất lớn. Trước đó, cựu cầu thủ của Celta Vigo đã từng không ngán khi dám trảm Messi và Neymar khi đẩy cầu thủ này lên băng ghế dự bị. Trong suốt thời gian qua, Laporta liên tiếp nói xấu đối thủ của mình là Bartomeu trước công chúng. Ông tin rằng, có hai cách để giành chiến thắng đó là tự nâng “bi” mình và cách khác là “dìm hàng” đối thủ.
Maria Bartomeu cũng đang cho thấy mình là ứng cử viên sáng giá cho chức chủ tịch Barca. Kể từ khi lên tạm quyền chức chủ tịch thay thế cho Sandro Rosell, ông đã liên tiếp có những quyết định đúng đắn. Đặc biệt trong đó là việc đưa Luis Enrique trở lại dẫn dắt Barca. Hoàn tất những bản hợp đồng chất lượng như Luis Suarez, Mathieu… qua đó góp công lớn giúp đội bóng hoàn tất cú ăn ba lịch sử và rất có thể sắp tới là cú ăn sáu thần thánh. Ngoài ra, trước khi rời nhiệm sở, Bartomeu đã chơi nước cờ cao tay khi gia hạn với hàng loạt trụ cột như HLV Luis Enrique, hậu vệ Dani Alves và tiền đạo Pedro Rodriguez. Mới đây ông đã cùng với Luis Enrique thực hiện hai bản hợp đồng đầu tiên trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè khi mùa Aleix Vidal từ Sevilla và Arda Turan của Atletico. Điểm mạnh lớn nhất của Bartomeu là nhận được sự ủng hộ của HLV Luis Enrique và bên cạnh đó là những danh hiệu mà Barca đã giành được trong mùa giải 2014/2015.
Bầu cử chủ tịch Barca sẽ là cuộc đua song mã. |
Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của Bartomeu đó là ông đang đứng trước nguy cơ tù tội vì có liên quan đến vụ gian lận thuế trong thương vụ chuyển nhượng Neymar. Ngoài ra, ông còn bị gắn với các tội danh như phá hoại truyền thống của đội bóng khi không tập trung vào việc đào tạo cầu thủ trẻ tại lò La Masia. Trong khi đó, những ứng viên khác như Agusti Benedito và Toni Freixa không được đánh giá cao và bị coi là những kẻ “lót đường” trong cuộc đua vương quyền lần này. Toni Freixa không có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo và bên cạnh đó là khả năng tài chính hạn hẹp. Luật sư Agusti Benedito thì nhỉnh hơn một chút khi hứa đưa Barca thoát khỏi những vụ kiện tụng liên quan đến thương vụ chuyển nhượng Neymar. Nhưng cũng giống như Toni, ông thiếu quyết đoán và không có phong thái của một nhà lãnh đạo. Việc Benedito quá sa đà vào pháp lý sẽ khiến cho tương lai của Barca bị đe dọa và không có kế hoạch phát triển nào cụ thể.
Ngay trước thềm cuộc bầu cử, công ty khảo sát truyền thông GAPS đã tiến hành một cuộc bầu cử thử ở 200 điểm bỏ phiếu. Kết quả, Laporta dẫn đầu khi giành được 36% phiếu bầu. Bartomeu nhận được sự ủng hộ của 33,6% số người tham gia. Có nghĩa sự chênh lệch giữa 2 ứng viên này chỉ là 2,4%, một con số không đáng kể, hoàn toàn có thể thay đổi trong cuộc bầu cử chính thức vào ngày mai. Trong khi đó, 2 ứng viên còn lại là Benedito và Freixa chỉ nhận được lần lượt 8,4 và 4,1% số phiếu bầu. 17,9% số Socios (hội viên Barca, những người sẽ tham gia bỏ phiếu) còn lại trong cuộc bầu cử thử này không đưa ra quyết định của mình. Bartomeu đang gặp đôi chút bất lợi bởi ông liên tục thua thiệt đối thủ Laporta trong những cuộc khảo sát thử trong thời gian qua. Tuy nhiên, Bartomeu hoàn toàn có thể nghĩ tới việc lật ngược thế cờ và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử chủ tịch Barca vào ngày mai vì những danh hiệu mà ông đã cùng với Barca giành được ở mùa giải 2014/2015. Và ai sẽ trở thành tân chủ tịch Barca, Bartomeu hay Larpota? Chúng ta hãy cùng chờ xem!
Xem thêm tin tức bóng đá Tây Ban Nha
H.T