Thứ Năm, 26/12/2024 Mới nhất
Zalo

Vì sao các nhà đầu tư Trung Quốc rút dần khỏi bóng đá châu Âu?

Thứ Bảy 04/08/2018 16:21(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Dòng đầu tư cho bóng đá châu Âu từ các thương nhân Trung Quốc dường như đang giảm bớt khi hành lang luật pháp của đất nước tỷ dân có sự thay đổi lớn trong một năm qua.

Trung Quốc siết chặt chính sách

Nhằm tăng cường quyền lực mềm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng đề ra mục tiêu thông qua con đường phát triển bóng đá nước này. Một mặt, Trung Quốc liên tục đầu tư tiền cho đào tạo bóng đá trẻ nhằm nâng cao sức mạnh của đội tuyển quốc gia.
 
Vì sao các nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi bóng đá châu Âu hình ảnh
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình muốn tăng cường quyền lực mềm thông qua bóng đá.

Mặt khác, Trung Quốc cũng dùng tiền để khuấy đảo bóng đá châu Âu, tạo nên những vụ áp phe nổi tiếng. 
 
Các doanh nhân Trung Quốc được sự hỗ trợ từ hành lang luật pháp của Chính phủ mua một phần, hoặc toàn bộ cổ phiếu của các câu lạc bộ châu Âu. Những đội bóng ở Chinese Super League (giải VĐQG Trung Quốc) từng lên tục chi ra hàng trăm triệu euro để mua cầu thủ cùng mức lương "điên rồ".
 
Nhưng từ năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã nhận ra những mặt trái khi một số cá nhân lợi dụng việc này để rửa tiền hoặc đưa tài sản ra nước ngoài. Tháng Tám năm ngoái, Trung Quốc đặt ra quy định mới về việc đầu tư ra nước ngoài, các hạng mục bị đánh dấu "hạn chế" là các câu lạc bộ thể thao, rạp chiếu phim và bất động sản.
 
"Một số nhà đầu tư Trung Quốc tận dụng thứ "ánh sáng xanh' này rồi chính phủ nhận ra rằng điều đó không phù hợp với bóng đá nước này" - Mark Dreyer, người điều hành trang "China Sports Insider" ở Bắc Kinh nhận xét.
 
Lan song dau tu ra bong da chau Au tung phat trien manh me o Trung Quoc.
Làn sóng đầu tư ra bóng đá châu Âu từng phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc.

Theo Thời báo Tài chính trong giai đoạn từ 2014-17, các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi ra khoảng 2.5 tỉ euro đầu tư vào bóng đá châu Âu. Họ mua đứt Inter và AC Milan, Aston Villa, Northampton (giải hạng ba Anh) hay FC Sochaux-Montbeliard (Ligue 2) hay Slavia Prague (Séc). 
 
Họ cũng mua cổ phần tại Manchester City và Atletico Madrid. Việc Chính phủ siết chặt chính sách khiến Tony Xia, nguyên Chủ tịch Aston Villa chia sẻ trên Twitter sau khi bán CLB: "Hai tháng vừa qua cực kỳ khó khăn. Dù sao đi nữa, chẳng có gì thay đổi được tình yêu của tôi với Aston Villa".

Sự rút lui của dòng tiền từ Trung Quốc

Aston Villa là câu lạc bộ thứ năm tại châu Âu bị giới chủ Trung Quốc bán cả câu lạc bộ, hoặc số cổ phần đang nắm trong tay sau khi bị siết chặt chính sách. Những CLB trước đó là AC Milan, Atletico Madrid, Slavia Prague và Northampton Town.
 
Tony Xia dai dien cho viec cac nha dau tu Trung Quoc rut khoi bong da chau Au.
Tony Xia đại diện cho việc các nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi bóng đá châu Âu.

Trevor Watkins, một luật sư thể thao của Pinsent Masons nhận xét rằng các doanh nhân Trung Quốc đầu tư vào bóng đá theo cách đầu phiêu lưu. Những nhà môi giới trung gian mới thực sự được lợi từ các thương vụ này.
 
Tiêu biểu là việc các nhà đầu tư Trung Quốc thua lỗ ở Aston Villa và AC Milan trước khi rút lui. Aston Villa mất 130 triệu USD do không thể thăng hạng tại Premier League mùa tới. Trước nguy cơ về tài chính, ông chủ người Trung Quốc buộc phải bán 55% cổ phần với giá 30 triệu bảng cho tỷ phú người Ai Cập, Nassef Sawiris - người đồng sáng lập ra quỹ đầu tư Wes Edens.
 
Nên nhớ hồi năm 2016, Tony Xia phải chi đến 75 triệu bảng để sở hữu số cổ phần này. 
 
Cac nha dau tu Trung Quoc tung chi rat nhieu tien de so huu cac doi bong o chau Au.
Li Yonghong cũng như nhiều nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi bóng đá châu Âu do thiếu kiến thức về quản lý các đội bóng.

Li Yonghong, người chi ra 740 triệu euro để mua AC Milan từ Silvio Berlusconi năm ngoái đã mất quyền kiểm soát câu lạc bộ vào tay Elliott Management - Quỹ đầu tư tài chính của Hoa Kỳ. Nguyên nhân do không thể trả khoản vay lãi suất cao trị giá hơn 300 triệu euro.
 
5USport, đơn vị từng nắm quyền sở hữu Northampton cũng bán lại đội bóng chỉ sau 9 tháng. Đơn vị này đổ lỗi cho việc "hạn chế đầu tư nước ngoài" dẫn tới việc khó tìm được nguồn tài trợ.
 
Dù vậy, không phải nhà đầu tư Trung Quốc nào cũng thất bại. Tỷ phú Wang Jianlin lãi được một khoản khi bán 17% cổ phần của Atletico Madrid hồi tháng Hai nhằm thu hồi vốn đầu tư ra nước ngoài. Tập đoàn Fosun, đơn vị sở hữu Wolverhampton khi mua lại CLB với giá 58 triệu USD năm 2016 cũng thành công, khi đội bóng này thăng hạng lên chơi ở Premier League 2018-19.
 
Cac nha dau tu Trung Quoc duoc khuyen dau tu cho bong da quoc noi de hop long chinh phu hon.
Các nhà đầu tư Trung Quốc được khuyên đầu tư cho bóng đá quốc nội để hợp lòng chính phủ hơn.

Nhưng thành công ít ỏi không khiến Chính phủ Trung Quốc giảm bớt sự hạn chế dòng tiền đầu tư vào bóng đá nước ngoài. Nikki Wang, người đứng bộ phận phát triển thể thao Trung Quốc của Deloitte nhận xét rằng các nhà đầu tư nước này cần cẩn trọng hơn.
 
Nikki Wang nhận xét về sự thất bại này là do "môi trường pháp lý thay đổi nhanh và không thể đoán trước". Bà cho rằng thay vì đầu tư tiền ra nước ngoài, các nhà đầu tư nên làm vui lòng Chính phủ Trung Quốc bằng cách đầu tư cho chính bóng đá nước này.

Xem thêm những bài viết khác trên Diemsovi.com về bóng đá Trung Quốc:

 
Như Đạt (TTVN)
 
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X