Qatar đăng cai World Cup 2022: Ánh đèn lung linh và những giấc mơ tan vỡ (Phần cuối)
Thứ Hai 24/06/2019 14:59(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên Bên cạnh một mặt lung linh, nước chủ nhà World Cup 2022 còn một mặt buồn khác về cuộc sống của lao động nước ngoài, những người ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của giải đấu.
Qatar đăng cai World Cup 2022: Ánh đèn lung linh và những giấc mơ tan vỡ (Phần 1) Bên cạnh một mặt lung linh, nước chủ nhà World Cup 2022 còn một mặt buồn khác về cuộc sống của lao động nước ngoài, những người ảnh hưởng trực tiếp đến thành...
Qatar đăng cai World Cup 2022: Ánh đèn lung linh và những giấc mơ tan vỡ (Phần 2) Bên cạnh một mặt lung linh, nước chủ nhà World Cup 2022 còn một mặt buồn khác về cuộc sống của lao động nước ngoài, những người ảnh hưởng trực tiếp đến thành...
Diemsovi.com xin giới thiệu cho quý độc giả loạt bài viết của cây bút David Conn về sự chuẩn bị khi Qatar đăng cai World Cup 2022: Chính phủ đang cho thấy nỗ lực cải thiện về phúc lợi với hai khu trại cho người lao động nước ngoài đủ tiêu chuẩn. Một nằm dọc con đường vắng vẻ tại Al-Khor, phía bắc Doha với sức chứa 3.000 người cho công ty Liên doanh QDVC (Pháp – Qatar). Các nhân viên công ty cũng như thanh tra chính phủ tự hào giới thiệu về phòng riêng dành cho 4 người, nhà vệ sinh tách rời nhà tắm sạch bong, phòng tập gym lớn và phòng máy tính để lên mạng internet miễn phí.
Chính sách của chính phủ để giải quyết vấn đề lớn liên quan đến thiếu chỗ ở thường được vận hành bởi các tổ chức nhỏ hơn, thường được gọi với cái tên “Thành phố lao động”.
|
Người lao động nước ngoài tới Qatar lao động trong quá trình chuẩn bị cho World Cup 2022 dần được cải thiện về chất lượng cuộc sống. |
Đó là khu phức hợp rộng lớn, được xây dựng với những bức tường và hàng rao cao, mở cửa từ năm 2015 với sức chứa 100.000 người. Tổng cộng, 5 khu phức hợp như thế được lên kế hoạch xây dựng để đáp ứng nơi ăn chốn ở cho 600.000 người lao động nước ngoài với cơ sở vật chất tốt hơn, gồm khu vực cung cấp đồ ăn, khoảng không xanh, nhà thờ phục vụ cho các tín đồ tôn giáo, trung tâm y tế và giải trí.
Người lao động còn có thể đến các trung tâm thương mại và nhà hàng gần đó, cùng sân cricket có sức chứa 15.000 chỗ ngồi,…
Trong phòng máy tính ở một khu nhà, một người đàn ông đang xem các đoạn clip trên Youtube. Anh ấy đến từ ngôi làng ở Uttar Pradesh (Ấn Độ) và lao động ở Qatar đã 7 năm. Gia đình nhỏ của anh ấy có ba nhóc, lần lượt là 12, 8 và 5 tuổi.
“Trước kia, tôi ở một khu trại khác trong một căn nhà gỗ. Giờ thì mọi thứ tốt hơn, an toàn hơn trong một khu nhà bê tông. Ở đây cũng gần các cửa hàng và siêu thị nữa, thật tiện bởi một số khu trại khá xa so với thành phố” – Người đàn ông 38 tuổi chia sẻ.
Chia sẻ thêm về việc xa nhà khá lâu, anh ấy nói thêm: “Tôi nhớ gia đình lắm. Khi cảm thấy nỗi nhớ quá lớn, tôi sẽ gọi về. Dù sao thì khoản tiền kiếm được đủ để giúp đỡ được gia đình và họ hàng. Thế nên tôi cảm thấy khá thoải mái”.
|
Cơ sở vật chất tại khu trại cho người lao động nước ngoài khá tốt. |
Nhưng không phải ai cũng có cuộc sống dễ dàng. David Conn nhờ một người dẫn đường hiểu biết về địa phương dẫn tới gặp những lao động nước ngoài không ở trong khu trại do chính phủ xây dựng. Họ dạo qua góc phố thuộc Msheireb, ngoại ô Doha rồi gặp một nhóm công nhân đến từ Bangladesh.
Người dẫn đường tiến đến đám đông, hỏi hai người đàn ông trẻ tuổi về cuộc sống của họ. Anh ta phải giải thích lớn rằng David Conn đến từ một tờ báo, muốn tìm hiểu về cuộc sống của họ cũng như vấn đề liên quan đến việc giấy phép xuất cảnh đã được dỡ bỏ.
Nhóm lao động này bắt đầu kể về những hy vọng về sự thay đổi trong cuộc sống. Trong vài phút, đám đông bắt đầu kể những câu chuyện với thái độ tuyệt vọng.
“Nhiều người không có việc làm” – Một người đàn ông nói: “Hoặc họ làm việc mà không được trả lương, hoặc mức lương cực kỳ thấp”.
Tất cả những người này đều phải trả tiền cho công ty môi giới để có được visa đến Qatar. Một số thậm chí còn là công ty “ma”. Một người đàn ông giơ ra tờ giấy bảo lãnh với tên công ty trên đó, một công ty mà anh ấy chẳng tìm thấy bất cứ thông tin chính danh nào ở Qatar.
|
Vẫn còn nhiều lao động nước ngoài phục vụ cho việc Qatar đăng cai World Cup 2022 đối mặt với tương lai mờ mịt. |
“Đám ‘cò’ nói rằng Qatar là một quốc gia cực kỳ giàu có, nơi sẽ tổ chức World Cup 2022, rằng chúng tôi có thể kiếm được nhiều tiền ở đây” – Một người đàn ông 28 tuổi nói: “Nhưng khi làm việc ở đây, một số công ty thậm chí còn chẳng trả lương”.
Những lao động này thường tìm công việc liên quan đến các dự án xây dựng, gồm lắp đặt hệ thống điện, nước, cứu hoả cho những nhà thầu phụ, hay chỉ là công ty hỗ trợ - nơi mà họ có thể bị “xù” lương.
Một người đàn ông 38 tuổi chỉ đứng đó và lắc đầu. Anh ta có một cô con gái 10 tuổi ở quê nhà và không thể gửi tiền về. Cô vợ ở Bangladesh luôn càu nhàu qua điện thoại khi anh ấy sang Qatar mà chẳng nuôi nổi gia đình, không bằng người lái xe kéo trong làng.
Một người đàn ông 26 tuổi la lên rằng không có tiền để ăn uống: “Chẳng có cơm, rau, thịt gà, chỉ có chapati (một loại bánh làm từ bột mì)”.
Khi được hỏi đã bao lâu không được ăn đầy đủ, người đàn ông này trả lời ngay: “Tám tháng!”
David Conn hứa sẽ đưa những câu chuyện này lên mặt báo để Chính phủ cũng như Uỷ ban Tối cao tổ chức World Cup 2022 biết. Sau đó, David Conn cùng các cộng Qatar. Họ vòng qua West Bay lung linh ánh điện, nơi có các toà tháp, khách sạn, nhà hàng, nơi các cổ động viên sẽ được hưởng sự phục vụ tuyệt vời vào năm 2022.