Thứ Tư, 25/12/2024 Mới nhất
Zalo

Messi bị phạt nặng: Quân tốt thí trong cuộc chiến giữa FIFA vs UEFA

Thứ Tư 29/03/2017 17:42(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Việc Messi bị phạt nặng chỉ làm trầm trọng hơn những vấn đề của FIFA, tổ chức quyền lực nhất của bóng đá thế giới: Tham nhũng, lợi ích nhóm và ham muốn thể hiện quyền lực.

 
Kể từ ngày Sepp Blatter lên nắm quyền từ năm 1998, FIFA ngày càng liên quan đến nhiều bê bối hơn. Trong đề cương tranh cử cho cương vị chủ tịch, Blatter luôn treo cao khẩu hiệu mang bóng đá đến những nơi kém phát triển.

Messi bi phat nang Quan tot thi trong cuoc chien giua FIFA vs UEFA hinh anh
Gianni Infantino được đánh giá là "đàn em" của cựu CT Sepp Blatter.

Kết quả là ngài cựu CT người Thụy Sĩ luôn là người chiến thắng trong những cuộc bình chọn cuối cùng nhờ phiếu bầu của các quốc gia Châu Á và Châu Phi, nơi mà nền bóng đá bị đánh giá tụt hậu so với "lục địa già" Châu Âu.
 
Để đổi lại, Blatter luôn tạo điều kiện tối đa cho những quốc gia ngoài châu Âu được đăng cai World Cup. Ngoài World Cup 2006 được tổ chức tại Đức, các ba kỳ 2002, 2010 và 2014 đều chia ra tổ chức ở các châu lục khác nhau ngoài châu Âu. World Cup 2018 được tổ chức tại Nga liên quan đến cáo buộc Blatter "đi đêm" với mafia Nga để giúp quốc gia Đông Âu được giành quyền đăng cai.
 
Dù cùng là châu Âu nhưng Nga luôn có quan điểm chính trị khác biệt với các quốc gia phía Tây, nơi mà UEFA uôn ưu ái. Ngoài ra, việc Qatar giành quyền đăng cai tại World Cup 2022 cũng liên quan mật thiết đến án tham nhũng khiến Blatter mất ghế và bị cấm hoạt động bóng đá.
 
Kể từ ngày Blatter nắm quyền, FIFA luôn bị phân tách thành hai phe. Một phe theo Blatter muốn hạn chế bớt tầm ảnh hưởng của UEFA, cơ quan quyền lực nhất bóng đá châu Âu. Phe còn lại luôn lấy tôn chỉ "vòng tròn trung tâm" với châu Âu tất nhiên phải nằm ở trọng tâm vòng tròn đó. 
 
Đáng tiếc là UEFA luôn lép vế trước FIFA khi không chỉ là tổ chức dưới quyền, mà vì không thắng nổi "số đông" ủng hộ Blatter cùng bộ sậu đến từ các châu lục có nền bóng đá kém phát triển hơn. Cuộc chiến ngầm âm ỉ giữa FIFA và UEFA càng trở nên gay gắt khi cả hai không còn cố gắng duy trì hình ảnh hòa hợp như ban đầu nữa.
 
Sau khi Blatter bị hạ bệ vì án tham nhũng, ứng cử viên số một khi đó là Chủ tịch LĐBĐ châu Âu (UEFA) - Michel Platini cũng nhận án phạt của FIFA vì tội danh tương tự. Giới phân tích nhìn nhận rằng Platini muốn "lật kèo" để hạ bệ Blatter nhằm giúp UEFA có tiếng nói lớn hơn nhưng rốt cuộc, vị CT "cáo già" người Thụy Sĩ cũng đã khôn khéo kéo của Platini xuống nước.
 
Chẳng ngẫu nhiên đến thế khi Blatter vừa mất ghế, Michel Platini ngay sau đó cũng nhận án phạt từ chính FIFA rồi bị loại khỏi danh sách bầu cử Chủ tịch. Kịch bản tiếp theo chẳng mấy bất ngờ khi Gianni Infantino, người đàn ông có cùng quốc tịch Thụy Sĩ vẫn luôn được đánh giá là "đàn em" của Blatter giành chiến thắng trong cuộc đua giành ghế CT FIFA.
 
Messi chỉ là quân cờ
 
Án phạt nặng trên mức cần thiết lên tới 4 trận của Lionel Messi chỉ vì hành động cự cãi với trọng tài được đánh giá là hành vi "dằn mặt" của FIFA. Sau sự việc Blatter và Platini cùng bị hạ bệ, FIFA cùng UEFA cũng chính thức tách những danh hiệu liên quan đến cầu thủ xuất sắc nhất thế giới sau 6 năm cố gắng sống chung.
 
Messi bi phat nang Quan tot thi trong cuoc chien giua FIFA vs UEFA hinh anh 2
Messi bị phạt chỉ là nước cờ nhằm thể hiện tầm ảnh hưởng của FIFA so với UEFA.

Trong lễ trao giải The Best 2016 của FIFA, Messi từ chối tham dự vì muốn tập trung thi đấu cho Barcelona, một câu lạc bộ thường được gọi là UEFA-lona (ám chỉ sự ưu ái mà UEFA dành cho Barcelona - PV). Đây cũng là lần đầu tiên The Best được tổ chức lại sau khi tách khỏi danh hiệu QBV châu Âu. Vì vậy, FIFA muốn tổ chức một buổi lễ trọn vẹn nhưng sự "chống đối" của Messi phá hỏng điều đó.
 
Hành động này của FIFA như một động thái gửi đến Messi rằng anh phải biết chọn đứng về phía nào. Nếu đứng về phe UEFA, Messi sẽ phải trả giá bằng thành tích thất bại cùng ĐT Argentina - đất nước mà rất nhiều người không còn coi "Leo" là đồng hương của họ.
 
Như Đạt (Theo Thể thao Việt Nam)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X