Thứ Hai, 23/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bóng đá Hà Lan trong sự ám ảnh của "chiến lược Johan Cruyff"

Thứ Ba 30/05/2017 19:08(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Johan Cruyff là biểu tượng của cả Hà Lan. Xứ hoa Tulip tiếp tục bước trên con đường "thánh Johan" vĩ đại vạch ra một cách máy móc trong thời hiện đại thay vì cố gắng thích ứng với sự chuyển mình của thế giới.

 
Ở Hà Lan, hệ thống chính trị cũng như văn hóa kinh doanh khác biệt với phần lớn các quốc gia trên thế giới. Với tổng dân số hơn 17 triệu người cùng diện tích chỉ bằng một nửa bang New Jersey (Mỹ), một nửa phần lãnh thổ của Hà Lan ở dưới mực nước biển, xứ hoa Tulip buộc phải đoàn kết nếu không muốn tất cả đều bị ướt chân bởi nước biển.
 
Chinh Johan Cruyff da khai sang ra triet ly bong da Ha Lan.
Chính Johan Cruyff đã khai sáng ra triết lý bóng đá Hà Lan.

Điều đó dẫn tới văn hóa tập thể của người Hà Lan. Trong việc ra quyết định, người Hà Lan thay vì phổ biến theo kiểu kim tự tháp từ trên xuống thường trưng cầu dân ý, lựa chọn ý kiến của tập thể. Tất nhiên về mặt chính trị xã hội, tinh thần này được đánh giá cao tính dân chủ nhưng mặt trái là giết chết tính độc đáo cá nhân.
 
Sự xuất hiện của Johan Cruyff - hay Cruijff trong tiếng Hà Lan - mang đến một làn gió mới. Cruyff không thích chạy theo số đông, "thánh Johan" là một người phá cách, một bộ óc sáng tạo tuyệt vời. Nếu không đá bóng, hẳn người Hà Lan sẽ biết đến Johan Cruyff như một nghệ sĩ đại tài, một nhà soạn nhạc, một nhà văn chẳng hạn. 
 
Willem Alexander - thành viên Hoàng gia Hà Lan - gọi Johan Cruyff là "biểu tượng dân tộc". Phải, Johan Cruyff xứng đáng đại diện cho từ "biểu tượng" theo đúng định nghĩa của bách khoa toàn thư: "Một người hoặc vật liên quan đến biểu tượng đại diện hoặc xứng đáng với sự tôn kính".
 
Johan Cruyff đúng với cả hai điều đó. Trước khi Cruyff xuất hiện cùng bóng đá tổng lực, nền thể thao Hà Lan gần như không được biết đến ngoài bốn tấm huy chương vàng của Fanny Blankers-Koen tại Olympic London 1948. Mark Rutte - thủ tướng Hà Lan - trong lễ tang của Cruyff trầm giọng: "Cả thế giới biết ông ấy. Và nhờ ông ấy, cả thế giới biết đến Hà Lan".
 
Sự tôn thờ của người Hà Lan với Johan Cruyff giống như những con chiên ngoan đạo với Chúa. Như Mark Rutte thừa nhận, ông mang cả quốc gia lên trên bản đồ thế giới. Tại Ajax hay gần như mọi lò đào tạo của Hà Lan, mọi thứ đều hoạt động dựa trên "chiến lược Cruyff": Chú trọng kỹ chiến thuật thay vì thể chất, yêu cầu lối chơi tập thể và tấn công đến cùng.
 
Sự máy móc của người Hà Lan
 
Xét về mặt triết lý bóng đá, tư tưởng Johan Cruyff rất xứng đáng được coi là quốc bảo của người Hà Lan. Barcelona từng thành công nhờ di sản của Cruyff với lò đào tạo La Masia nhưng ở Hà Lan, hay riêng Ajax thôi, việc áp dụng nền tư tưởng được truyền bá từ thập niên 90, thậm chí 80 của thập kỷ trước một cách máy móc chỉ mang đến sự thụt lùi.
 
Viec ap dung mot cach may moc tu tuong Johan Cruyff la nguyen nhan khien bong da Ha Lan sa sut.
Việc áp dụng một cách máy móc tư tưởng Johan Cruyff là nguyên nhân khiến bóng đá Hà Lan sa sút.

Trong bối cảnh bóng đá thế giới đang đẩy mạnh tư tưởng pressing đòi hỏi rất cao về mặt thể chất của các cầu thủ, nền bóng đá Hà Lan vẫn chỉ chú trọng về mặt kỹ chiến thuật. Đồng thời dựa theo "chiến lược Cruyff", các cầu thủ phải được chơi "tự do" để sáng tạo, điều đó khiến nhiều cầu thủ Hà Lan khó thích nghi khi ra nước ngoài thi đấu, đặc biệt là ở những môi trường yêu cầu tính kỷ luật cao. Trường hợp của Memphis Depay tại Manchester United là một ví dụ.
 
"Thắng đẹp" - Đó là cách Johan Cruyff rao giảng cho người Hà Lan về bóng đá. Thứ bóng đá tổng lực từng làm điên đảo thế giới càng khiến người Hà Lan phát cuồng. Nhưng chính điều đó khiến bóng đá Hà Lan khó đi đến thành công, mọi đội bóng đối đầu với người Hà Lan đều biết họ sẽ tấn công, tấn công và tấn công.
 
Thất bại của Ajax trước Man Utd là minh chứng cho điều đó. Ajax tấn công, Man Utd phòng ngự phản công. Rốt cuộc, đội bóng Hà Lan kiểm soát thế trận tốt hơn nhưng vẫn là kẻ bại trận. Người Hà Lan không hiểu rằng bóng đá tổng lực chỉ có thể thành công nhờ nhân tố Johan Cruyff. Hay nói cách khác, không có Cruyff thì bóng đá tổng lực chẳng thể vang dội như ngày hôm nay.
 
Đội tuyển Hà Lan không thể giành quyền dự Euro 2016 dù đã tăng số đội tham dự từ 16 lên thành 24. Ở vòng loại World Cup 2018, Hà Lan cũng đang thất thế khi đứng thứ 4 của bảng A, chỉ giành được 7 điểm sau 5 trận. Những thất bại nặng nề đó yêu cầu xứ Tulip cần phải thay đổi tư duy chơi bóng.
 
Vấn đề là số đông ở Hà Lan vẫn muốn bóng đá nước họ tiến lên theo tư tưởng của Johan Cruyff, thế nên chẳng ai dám thay đổi. Ban đầu, lò đào tạo Ajax phát triển "chiến lược Cruyff" dựa vào Frank de Boer nhưng đến năm 2015, vị chiến lược gia này dần nhận ra hạn chế trong chiến lược này nên quyết định ra đi, tìm kiếm thành công ở những cầu thủ dày dạn kinh nghiệm, đa dạng trong lối chơi.
 
Peter Bosz, một tín đồ của "thánh Johan" tiếp quản những gì Frank de Boer để lại nhưng vẫn chưa thể đi đến thành công. Trên thực tế, đội tuyển Hà Lan có thể mang đến rất nhiều trận đấu giàu cảm xúc nhưng phần lớn là để lại sự tiếc nuối ở đấu trường quốc tế. Ngoài chức vô địch Euro 1988, Oranje ba lần về nhì đầy nuối tiếc ở World Cup (1974, 1978, 2010). Nguyên nhân ở đâu?
 
"Nhà thơ thì không thể vô địch" - Jose Mourinho nói như thế sau trận chung kết Europa League.

Ajax Amsterdam: Bi kịch của một người hùng
Kể từ khi lên đỉnh vinh quang vào năm 1995, Ajax Amsterdam - những đứa con của thần - dường như đã bị đấng tối cao quay lưng. Giờ thì lần đầu tiên sau cái năm...
 
Như Đạt (TTVN)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X