Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bi kịch của các CLB Anh tại cúp châu Âu

Thứ Sáu 02/05/2014 12:57(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Lần đầu tiên sau tròn 10 năm, không một CLB Anh nào tiến tới chung kết Champions League hoặc Europa League/UEFA Cup. Bi kịch này là tai nạn, hay phản ánh sự sa sút bản chất của bóng đá Anh.

BẢN CHẤT HAY HIỆN TƯỢNG?

Tại cúp châu Âu mùa này, thời điểm có tới 6/7 CLB Anh vượt qua vòng đấu bảng, tiến vào giai đoạn knock-out Champions League và Europa League, người Anh đã nói rất nhiều về vị thế của bóng đá Anh trên sân chơi châu lục. Sự hào hứng đó hoàn toàn có cơ sở.

Chelsea đã phải dừng bước trước ngưỡng cửa thiên đường
 

2/4 đại gia Man United, Man City, Chelsea, Arsenal tiến vào vòng knock-out Champions League trên tư cách đội nhất bảng. Man City trước khi giật tấm vé vào vòng trong, còn kịp tạo ra một tiếng vang lớn với chiến thắng 3-2 ngay trên sân của nhà ĐKVĐ Champions League là Bayern Munich.

Còn ở Europa League, Tottenham toàn thắng cả 6 trận vòng bảng, ghi 15 bàn và chỉ 2 lần để thủng lưới. Họ là CLB duy nhất tiến vào vòng trong với thành tích 18 điểm tuyệt đối và hiệu số bàn thắng-thua lên tới +13.  Vào lúc đó, người Anh nói sức mạnh vẫn là bản chất của bóng đá Anh, còn những tai nạn vài mùa trước đó chỉ là hiện tượng.  Nhưng bây giờ, câu chuyện đảo chiều hoàn toàn. Có vẻ như thất bại mới là bản chất của bóng đá Anh, còn sự kiện 6/7 CLB Anh lọt vào vòng knock-out mới đáng được coi là hiện tượng.

HẬU QUẢ XÂY NHÀ TỪ NÓC

Thực ra, cái chết của bóng đá Anh tại sân chơi châu lục đã bắt đầu được nói đến từ vài năm về trước. Nó xoay quanh câu chuyện Premier League đã đi ngược xu thế phát triển bền vững từ khi giải đấu này mới ra đời.

Vào những năm 1992-93, người Anh khai sinh ra Premier League và họ bắt đầu đi tìm các nguồn tiền để trang hoàng cho giải đấu này. Người ta cố gắng tô vẽ cái vỏ bọc Premier League thật đẹp đẽ, thật lung linh để tiếp tục thu hút các nhà tài trợ, mà không hề chú trọng vào khâu phát triển vững bền.

Chúng ta có thể thấy rất rõ đơn cử như Bundesliga hay La Liga: Họ tập trung đào tạo trẻ, xây dựng nền móng cho tương lai rồi mới bắt đầu tính chuyện dùng bóng đá làm công cụ kiếm tiền. Nhưng ở Premier League thì quy trình này đi ngược: Người ta kiếm tiền từ bóng đá trước, rồi mới tính đến chuyện xây dựng nền tảng cho các CLB.

Hãy cứ nhìn vào tấm gương Man United. Khi Sir Alex ra đi, Quỷ đỏ mới lộ nguyên hình một CLB không có thế hệ kế cận thực sự tài năng. Họ cứ sống lay lắt vào những hào quang của quá khứ và hệ quả tất yếu là họ sụp đổ. Ngay cả Chelsea, đội bóng Anh tiến sâu nhất tại cúp châu Âu mùa này thực tế bây giờ mới bắt đầu quá trình xây dựng nền tảng sau một thời gian rất dài sống ký sinh vào túi tiền của ông chủ Roman Abramovich.

Theo Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X