Thứ Sáu, 10/01/2025 Mới nhất
Zalo

Tiêu chí tìm kiếm HLV của các đội bóng Premier League: Đã hết thời của các biểu tượng?

Thứ Ba 24/12/2013 19:22(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trong quá khứ, các CLB ở giải Ngoại hạng Anh thường xuyên tìm đến những cựu cầu thủ, những gương mặt mang tính biểu tượng của đội bóng khi chiếc ghế HLV trưởng bị bỏ trống. Tuy nhiên bóng đá hiện đại đang chứng kiến những sự thay đổi mang tính cách mạng, khiến số lượng phẩm chất cần thiết mà một HLV phải sở hữu đang ngày càng tăng lên và hiển nhiên là những biểu tượng đang dần không còn chỗ đứng…

Alan Shearer
 

Tìm kiếm người cũ

Andre Villas-Boas đã ra đi sau một màn khởi đầu mùa giải không như ý muốn, và cho dù đã bổ nhiệm Tim Sherwood làm HLV tạm quyền thì có vẻ như Tottenham vẫn chưa thực sự hài lòng với ông này và vẫn đang săn lùng một “thuyền trưởng” mới. Trong số những ứng cử viên tiềm năng cho chiếc ghế nóng ở sân White Hart Lane có Frank de Boer, Fabio Capello, Glenn Hoddle… Khoan đã, sao lại là Hoddle? De Boer đã đưa Ajax đến 3 chức VĐQG Hà Lan liên tiếp, Capello là một huyền thoại sống, nhưng Hoddle đã xa rời nghiệp huấn luyện tới 8 năm nay và thành tích trước đó của ông khi dẫn dắt Southampton, Tottenham hay Wolves cũng không có gì nổi bật. Vậy tại sao ông lại được liên hệ để chèo lái Spurs? Vì Hoddle từng là một cầu thủ vĩ đại ở White Hart Lane trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, và cũng chỉ có thế mà thôi. Để so sánh, có thể hình dung ra cảnh một CLB ở vị thế tương tự - Liverpool hoặc Everton chẳng hạn – vừa sa thải HLV, nếu thế chắc chắn họ sẽ chẳng bao giờ xem xét đến Hoddle. Lý do duy nhất khiến Tottenham ngó ngàng đến Hoddle là sự liên kết trong quá khứ, chứ không phải khả năng cầm quân của ông ở hiện tại.

Tất nhiên đó không phải là lỗi của Hoddle, nhưng nó cho thấy cung cách làm việc đậm chất cảm tính của một số CLB ở Premier League mà Tottenham là điển hình. Thay vì tìm kiếm một HLV trưởng có đủ trình độ, họ lại thường xuyên phó mặc trọng trách này cho các cầu thủ cũ với hy vọng rằng kỹ năng chơi bóng của anh/ông ta sẽ được chuyển hóa một cách thần kỳ thành kỹ năng huấn luyện, trong khi trên thực tế hai việc này là hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là trong bóng đá hiện đại. Newcastle có lẽ thấu hiểu điều này hơn ai hết. Tháng 4/2009, “Chích chòe” bổ nhiệm Alan Shearer vào ghế HLV và, trái ngược hoàn toàn với thành tích ghi 206 bàn/406 trận cho Newcastle khi còn là cầu thủ, Shearer nhanh chóng phải ra đi không kèn không trống với 5 trận thua, 2 hòa và vẻn vẹn 1 thắng lợi sau 8 trận cầm quân. Sau đó cũng không có CLB nào khác mời Shearer nữa, nhìn vào đó cũng đủ biết năng lực huấn luyện của anh ra sao và Newcastle “dũng cảm” đến thế nào khi giao cho anh nhiệm vụ chèo lái CLB.

Tin vào người mới

Tuy nhiên mọi chuyện đang thay đổi rất nhanh chóng. Mùa giải 2013/14, lần đầu tiên trong lịch sử Premier League không có CLB nào sử dụng một cầu thủ cũ trong cương vị HLV (ít nhất ở mùa trước còn có Roberto Di Matteo ở Chelsea và Roberto Martinez tại Wigan). Brendan Rodgers rõ ràng là chẳng có liên hệ gì với Liverpool, Mauricio Pochettino đương nhiên chưa từng khoác áo Southampton và Michael Laudrup có lẽ còn chưa bao giờ nghe đến cái tên Swansea cho đến cách đây vài năm.

Kenny Dalglish có lẽ là ví dụ điển hình nhất cho sự khác biệt giữa bóng đá của những năm cuối 1980-đầu 1990 với bóng đá thế kỷ 21. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình ở Liverpool, ông đã đưa đội chủ sân Anfield đến 3 chức VĐQG nhưng “King Kenny” đã không thể bắt nhịp được với Premier League thời hiện đại khi trở lại dẫn dắt Liverpool vào năm 2011. Ông vẫn thực hiện tốt các công tác liên quan đến chiến thuật, nhưng tỏ ra không mấy quan tâm đến việc vận hành CLB nói chung và đã phải rời Anfield sau 18 tháng tại vị mà không mang lại danh hiệu nào.

Không thể “nhảy cóc”

Trong vài năm gần đây, “quen thuộc với CLB” không còn là một yếu tố được các đội bóng (có lẽ là trừ Tottenham) đánh giá cao nữa khi tuyển chọn HLV trưởng. Nguyên nhân là vì phạm vi của công việc huấn luyện đã mở rộng ra rất nhiều so với 20 năm trước. Những năm 80 của thế kỷ trước, HLV chỉ có nhiệm vụ lựa chọn đúng những cầu thủ tốt nhất và động viên họ đúng cách để các học trò luôn ra sân với tinh thần chiến đấu cao nhất, nhưng bây giờ thì các phần việc đó chỉ chiếm chưa tới 30% tổng khối lượng công việc mà các HLV phải thực hiện. So với các giải VĐQG khác ở châu Âu – nơi HLV chỉ tập trung lo chỉ đạo tập luyện và lên chiến thuật, mọi việc khác đã có GĐKT lo - thì trách nhiệm của các HLV ở Premier League nặng nề hơn nhiều. Họ cần quan tâm cả đến vấn đề chuyển nhượng, bao gồm việc mua sắm các cầu thủ đến từ những giải VĐQG xa xôi ở châu Á hay châu Mỹ, cần biết cách vận dụng công nghệ hiện đại vào việc xây dựng chiến thuật và cần tạo lập một triết lý chơi bóng thống nhất, xuyên suốt cho cả CLB, từ các lứa trẻ đến đội hình một. Đó là một thách thức cực lớn và có lẽ nó phù hợp với những chiến lược gia được đào tạo bài bản, có đủ bằng cấp hơn là những cựu cầu thủ vừa mới “nhảy cóc” lên băng ghế kỹ thuật.

Tất nhiên nói như thế không có nghĩa là các CLB không được phép bổ nhiệm những người cũ vào cương vị HLV trưởng. Ngược lại là khác, nếu họ có tài năng, bởi sự hiện diện của những huyền thoại sống chắc chắn sẽ giúp gia tăng sự phấn khích cũng như lòng tin của các CĐV. Tuy nhiên điều kiện tiên quyết là những cựu cầu thủ này phải khẳng định được tài năng của mình trong vai trò HLV cái đã....
 
Theo Bóng Đá Toàn Cầu

Có thể bạn quan tâm

Kỳ chuyển nhượng tháng 1/2025 sẽ là thuốc giải độc cho Man City?

Kỳ chuyển nhượng tháng 1/2025 sẽ là thuốc giải độc cho Man City?

Kỳ chuyển nhượng tháng 1/2025 sẽ là thuốc giải độc cho Man City?

Man City vừa hạ đậm West Ham 4-1 ở trận ra quân năm mới 2025, chiến thắng thứ 2 liên tiếp tại Premier League. Tuy nhiên, đừng quên rằng trước đó The Citzens đã trải qua chuỗi phong độ thảm hại - không thắng 12/13 trận. Trong bối cảnh ấy, việc đưa về một vài hợp đồng chất lượng trong “phiên chợ Đông” có thể là liều thuốc giúp đoàn quân của Pep Guardiola vững bước ở giai đoạn 2 mùa bóng.

Video

Xem thêm
top-arrow
X