Thứ Tư, 08/01/2025 Mới nhất
Zalo

Điểm lại những thương vụ "đắt không xắt ra miếng" trong lịch sử Premier League

Thứ Năm 02/02/2012 21:46(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Ngày nay, Fernando Torres và Andy Carroll đang nổi lên như những bản hợp đồng siêu lỗ ở giải Ngoại Hạng, tuy nhiên những trường hợp như vậy không phải quá hiếm trong lịch sử Premier League. Dưới đây là danh sách những bản hợp đồng "phí tiền" nhất của giải Ngoại hạng từ xưa đến nay.

Macro Booger (Về West Ham năm 1995 với mức giá 800.000 bảng)

Macro Booger và chiếc thẻ đỏ trong trận ra mắt

Con số mà West Ham bỏ ra để có được tiền đạo 28 tuổi từ Spartar Rotterdam vào thời điểm đó chẳng thấm vào đâu so với con số 8.5 triệu bảng mà Liverpool bỏ ra để có Stan Collymore. Thế nhưng theo giám đốc của West Ham thời bấy giờ- Peter Storrie thì bản hợp đồng của Marca Booger là một thảm họa của đội bóng từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc.

Ngay từ khi về chơi cho West Ham, cầu thủ này đã sinh sự. Đầu tiên là phàn nàn vì không được đá chính trong trận mở màn gặp Leeds, rồi gây sự với Garry Neville của MU để bị đuổi ra trong trận đấu sau đó 4 ngày... cùng vô vàn thành tích bất hảo khác nữa. Đến mức chính HLV của đội bóng lúc bấy giờ- Harry Redknapp đã phát ngán và phải tống khứ Booger sang CLB Groningen của Hà Lan theo dạng cho mượn.

Tomas Brolin (Về Leeds United năm 1995 với mức giá 4.5 triệu bảng)

Brolin về Elland Road từ Parma sau khi gây ấn tượng mạnh trong màu áo ĐTQG Thụy Điển tại World Cup 1994. Thế nhưng trái ngược với sự chói sáng của anh trước đó, quãng thời gian anh ở Leeds chỉ còn là nỗi ê chề.

HLV Howard Wilkinson nhanh chóng mất kiên nhẫn sau hàng loạt những màn trình diễn kém ấn tượng của cầu thủ này và dần loại anh ra khỏi sơ đồ chiến thuật của mình. Không những vậy, anh còn gặp chấn thương nghiêm trọng sau hơn 2 năm rưỡi ở Elland Road. Cuối cùng anh phải chuyển đi theo dạng cho mượn.

Winston Bogarde (Về Chelsea theo dạng chuyển nhượng tự do năm 2000)

Nghe chuyển nhượng miễn phí thích là thế, ấy vậy mà "cực chẳng đã". Sau 6 năm miệt mài tìm kiếm khắp châu âu, qua Ajax, AC Milan, Barcelona, cuối cùng nghe theo gợi ý từ người đồng hương Mario Melchiot, Bogarde cũng về với sân Bradford và không giấu nổi niềm vui mừng cho hay được chơi bóng ở Chelsea trong một bản hợp đồng 4 năm là một giấc mơ ngoài sức tưởng tượng của cầu thủ này.

Vậy nhưng, chẳng bao lâu sau khi Bogarde kí hợp đồng, HLV Gianluca Vialli của Chelsea đã bị sa thải, và người thay thế ông là Claudio Ranieri lại không cho rằng tuyển thủ người Hà Lan này hợp với sơ đồ chiến thuật của mình. Chính vì thế mà Bogarde đã bị cho ra rìa và đẩy xuống chơi ở tuyển trẻ. Với một cầu thủ chuyên nghiệp thì đó là điều không thể chấp nhận được và việc ra đi được cho là chuyện một sớm một chiều. Thế nhưng với con số 40.000 bảng bỏ túi hàng tuần, Bogarde đã chấp nhận "ngậm miệng ăn tiền" và bám trụ tại Chelsea cho tới tận mùa hè 2004 bất chấp mọi nỗ lực tống khứ anh của đội bóng thành London.

Juan Sebastian Veron (Về Manchester United với mức giá 28.1 triệu bảng năm 2001)

Với phong độ ấn tượng mà Veron thể hiện trong vòng 5 năm ở Italy qua các đội bóng Sampdoria, Parma và Lazio đã khiến Sir Alex rút hầu bao phá vỡ kĩ lục chuyển nhượng ở xứ sở sương mù mùa hè năm 2001. Thế nhưng có vẻ như lối chơi của ngôi sao Argentina không thể thích nghi được với bóng đá Anh. Và vì không thể hiện được nhiều nên dần dần tiền vệ này đã mất lòng tinh của HLV Fegurson trước khi bị bán sang Chelsea mùa hè năm 2003.

Tại đội bóng mới Chelsea, cũng chẳng có vẻ gì là tiền vệ sáng giá một thời này sẽ thi đấu tốt hơn, anh cũng chỉ được ra sân có 7 lần ở Premier League mùa bóng 2003-2004 rồi sau đó cũng bị gã nhà giàu thành London "tiễn" sang Inter dưới dạng cho mượn.

El Hadji Diouf (Về Liverpool với mức giá 10 triệu bảng năm 2002)

Diouf được mệnh danh là cầu thủ lắm tật nhưng...hiếm tài

Sau màn trình diễn ấn tượng trong màu áo ĐTQG Senegal khi đưa đội bóng quê hương, lần đầu tiên đặt chân đến tứ kết giải bóng đá lớn nhất hành tinh, Diouf đã nhận được nhiều sự chú ý từ các đại gia châu âu. Và kẻ nhanh chân rước cầu thủ này "về dinh" là Liverpool.

Đến lúc này đội chủ sân Anfield mới vỡ lẽ ra là họ đã nhầm khi đem về vùng Merseyside một kẻ bất trị. Diouf liên tiếp dính vào các vụ lùm xùm như nào gây tai nạn khi lái xe và không có bằng lái, nào là "phun mưa". Anh được mệnh danh là "vua nhổ nước bọt" khi "tung chưởng" thẳng vào mặt một CĐV West Ham. Để rồi khi chuyển qua chơi cho Bolton rồi, anh vẫn duy trì "thói quen" này khi gặp bức xúc với 1 CĐV Celtic.

Đáng buồn là ở chỗ, nếu như Balotelli ngày nay quậy tưng nhưng thi đấu khá xuất sắc thì Diouf lại không có được "biệt tài đấy". Trên sân cỏ, anh chẳng thể hiện được gì nhiều khi chỉ ghi được có vài bàn thắng trong suốt quãng thời gian 3 năm ở Anfield. Mùa bóng 2004-05, Diouf bị đem cho Bolton mượn và không bao giờ được trở lại Anfield nữa.

Andriy Shevchenko (Về Chelsea với mức giá 30.8 triệu bảng năm 2006)

7 năm chói sáng ở AC Milan đã giúp Shevchenko ghi tên mình vào lịch sử đội bóng khi trở thành người ghi bàn nhiều thứ 2 CLB. Thế nhưng sự nghiệp đang lên như diều gặp gió của Shevchenko bất chợt bị khựng lại từ khi Roman Abramovich mua anh về Chelsea.

Với bàn thắng ghi được ngay trong màn ra mắt, những tưởng Shevchenko sẽ có những tháng ngày thành công ở Stamfỏd Bridge. Thế nhưng trái với dự đoán ban đầu, anh không thích nghi được với CLB mới và dần bị đẩy lên băng ghế dự bị. Rồi sau khi gặp chấn thương ở mùa giải thứ 2, anh không còn đảm bảo đủ chất lượng và bị Chelsea thải hồi về Milan mùa bóng 2008-09 trước khi quay lại CLB Dynamo Kiev.

Roque Santa Cruz (Về Manchester City năm 2009 với mức giá 17.5 triệu bảng)

Santa Cruz thất bại trong việc xây dựng hình ảnh của mình ở Man City

Có vẻ hợp với lối chơi của Blackburn khi ghi được tới 19 bàn thắng ở mùa giải 2007-2008, từ một cầu thủ trị giá 3.5 triệu bảng, Santa Cruz bất ngờ được đôn lên tới tận 17.5 triệu bảng năm 2009. Điều đáng nói là ở mùa bóng 2008-09, cầu thủ Paraguay chỉ ghi được có 4 bàn, ấy vậy mà gã nhà giàu mới nổi Man City cũng chẳng ngại ngần vung tiền để chiêu mộ anh.

Và ngay lập tức, Man City đã phải trả giá vì khoản bất cẩn của mình. Trong những năm tháng thi đấu ở Man City dưới thời 2 HLV Mark Hughes và cả Mancini, số bàn thắng của Santa Cruz có thể đếm được trên đầu ngón tay. Mặc dù tiếc đứt ruột vì mua phải hàng hớ,đội chủ sân Etihad cũng chấp nhận để tiền đạo này ra đi còn hơn là cứ mất thêm tiền trả lương cho anh.

Alberto Aquilani (Về Liverpool với mức giá 17 triệu bảng năm 2009)

Nếu nói việc ghẻ lạnh Xabi Alonso của Rafael Benitez thời còn làm HLV Liverpool là sai lầm lớn nhất thì sai lầm lớn thứ hai của ông có lẽ là việc đưa "bệnh binh" Alberto Aquilani về sân Anfield. Thật nực cười là một HLV dày dặn kinh nghiệm như Benitez lại mua một cầu thủ còn đang bị chấn thương mắt cá như Aquilani với lý do: "Chúng tôi kí hợp đồng năm năm chứ không phải năm ngày."

Và ở mùa bóng đó, Aquilani cũng chẳng giúp ích gì nhiều cho CLB để rồi Liverpool phải kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 7. Hai lỗi lầm quá lớn này chính là nguyên nhân khiến Benitez bị phế truất. Và ngay khi vừa lên nắm quyền Liverpool, cựu HLV Fullham- Roy Hodgson đã "đá đít" Aquilani sang Juventeus bằng bản hợp đồng cho mượn dài hạn. Rồi sau khi bản hợp đồng đó mãn hạn thì giờ HLV của Liverpool đã là King Kenny. Và Aquilani lại một lần nữa phải khăn gói ra đi chứ chẳng được quay về phục vụ nửa đỏ vùng Merseyside.

  • Minh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Mổ băng Liverpool 2-2 Man Utd: Vai trò khác thường của Bruno Fernandes và sự vất vả của Trent Alexander-Arnold

Mổ băng Liverpool 2-2 Man Utd: Vai trò khác thường của Bruno Fernandes và sự vất vả của Trent Alexander-Arnold

Mổ băng Liverpool 2-2 Man Utd: Vai trò khác thường của Bruno Fernandes và sự vất vả của Trent Alexander-Arnold

Khi các cuộc thảo luận sau một trận đấu tập trung vào một cầu thủ vốn đã “chiếm sóng” hàng loạt dòng tít trong những ngày trước đó, sẽ rất đáng để đặt câu hỏi rằng liệu việc dư luận chăm chăm “mổ xẻ” màn trình diễn của anh ta có hợp lý hay không, hay chỉ đơn thuần do anh ta là một chủ đề “thuận mồm” hơn để bàn tán.

Video

Arsenal vs Newcastle: Chích choè không thua?

Arsenal vs Newcastle: Chích choè không thua?

Arsenal vs Newcastle: Chích choè không thua?

Sân chơi Carabao Cup mùa giải này chỉ còn lại bốn cái tên, Tottenham và Liverpool sẽ là cặp đấu còn lại bên cạnh hai cái tên sẽ ra sân rạng sáng mai là Arsenal và Newcastle United. Liệu phong độ hoàn hảo gần đây có giúp cho đoàn quân của Eddie Howe có thể ra về với một kết quả có lợi ở trận lượt đi trên sân Emirates?

Xem thêm
top-arrow
X