Thứ Tư, 25/12/2024 Mới nhất
Zalo

Cầu thủ Anh và chiếc vòng kim cô "Home-grown"

Thứ Năm 03/08/2017 15:55(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Điều luật "Home-grown" đang trở thành chiếc vòng kim cô khiến các câu lạc bộ bó tay bó chân, còn các cầu thủ trở nên mất đi phần nào động lực chiến đấu.

 
"Chúng tôi chỉ có khoảng hơn 70 cầu thủ đang thi đấu tại Premier League, thế nên mọi cái tên đều được cân nhắc" - HLV Gareth Southgate nói lên thực tế đáng buồn với đội tuyển Anh. Premier League đang là giải đấu có giá trị thương mại lớn nhất thế giới nhưng người Anh, hay chính xác hơn là cầu thủ người Anh lại đóng góp quá ít vào sức hút ấy. 

Ross Barkley duoc Chelsea va Arsenal quan tam chi vi thuoc nhom home-ground.
Ross Barkley được Chelsea và Arsenal quan tâm chỉ vì thuộc nhóm home-ground.

Trong tổng cộng 85 tân binh được các câu lạc bộ Premier League mua hè trong hè 2017, các cầu thủ người Anh chỉ chiếm 21 thương vụ với tỉ lệ 37.6%. Tỉ lệ này rất thấp nếu so với phần trăm tân binh bản địa trong số các bản hợp đồng mới tại 5 giải đấu lớn hàng đầu châu Âu như La Liga (68/112 - 60.7%), Bundesliga (67/129 - 51.9%), Serie A (80/159 - 50.3%) hay Ligue 1 (87/141 - 61.7%)*.  

Điều đó thể hiện rất rõ việc các cầu thủ người Anh đang mất ưu thế trên chính quê hương mình. Một minh chứng rõ nét là việc Ross Barkley, một tài năng của bóng đá Anh đương đại đang có ý định rời Everton nhưng chưa đội bóng lớn nào để ý tới. Man Utd, Man City hay Liverpool đều không bày tỏ sự quan tâm với Barkley. Hiện tại, Chelsea, Arsenal hay Tottenham được cho là những câu lạc bộ muốn có tiền vệ 23 tuổi hơn cả nhưng phần đa trong số đó nằm ngoài yếu tố chuyên môn.

Tottenham vẫn im hơi lặng tiếng trong thị trường chuyển nhượng hè 2017 nên không ai thực sự hiểu họ nghĩ gì nhưng Chelsea và Arsenal thì dễ hơn. Cả hai đều muốn mua Barkley để tăng suất cầu thủ "home-grown" (nôm na là tài năng trưởng thành từ bóng đá Anh mà diễn giải chi tiết hơn là một cầu thủ được xem là "home-grown" nếu cho đến lúc tròn 21 tuổi, có ít nhất 3 năm liên tục hoặc gián đoạn thuộc biên chế 1 hoặc nhiều đội bóng Anh hay Scotland) trong đội hình một. Hè này, Chelsea đã đẩy một loạt cầu thủ thuộc nhóm này ra đi gồm  John Terry, Dominic Solanke, Nathaniel Chalobah, Kurt Zouma, Ruben Loftus-Cheek và Izzy Brown.

Lúc này, đội hình một của Chelsea vẫn còn thiếu ba suất "home-ground" khi chỉ có Gary Cahill, Victor Moses, Andreas Christensen, Cesc Fabregas và Charly Musonda đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Arsenal cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Sự xuất hiện của tân binh Alexandre Lacazette khiến nhóm cầu thủ không phải "home-grown" của Arsenal hiện lên tới con số 17 (theo quy định của Premier League, mỗi CLB tham dự giải được đăng ký tối đa 25 cầu thủ trên 21 tuổi, trong đó ít nhất phải có 8 cầu thủ home-grown. Nếu không đủ số lượng home-grown, danh sách đăng ký sẽ bị giảm đi tương ứng).

Vì vậy, ai cũng hiểu Chelsea và Arsenal đều muốn có Ross Barkley để đối phó với luật "home-grown" của bóng đá Anh chứ không phải vì yếu tố chuyên môn. Và luật "home-grown" cũng chỉ là giải pháp mang tính tình thế chứ không hẳn giải quyết tận gốc vấn đề.

Vòng kim cô "Home-grown" 

Một nguyên nhân rất lớn khiến bóng đá Anh khó phát triển là các cầu thủ "ngại" tìm cơ hội ở nước ngoài. Với tư duy Premier League đang là giải đấu hàng đầu, mọi cầu thủ người Anh đều muốn chơi tại giải vô địch quốc gia trong nước thay vì ra nước ngoài, kể cả việc đá ở những giải hạng dưới để chờ cơ hội được chơi tại Premier League.

Luật home-ground vẫn chỉ là biện pháp mang tính đối phó tình thế với bóng đá Anh.

Đó chỉ là một phần vấn đề, phần nhiều khác đến từ khả năng thích nghi kém của các cầu thủ trưởng thành tại Anh. Với tư duy bóng dài truyền thống, các cầu thủ Anh rất khó hòa nhập với môi trường bóng đá ở các quốc gia khác. Phần lớn các cầu thủ người Anh sở hữu nền tảng thể lực, tốc độ tốt, kỹ thuật cơ bản ở mức khá nhưng chừng đó là chưa đủ để thích nghi tại các giải đấu khác.

Nhiều cầu thủ Anh không đủ kỹ thuật để thi đấu ở những môi trường như La Liga, Bundesliga hay Ligue 1, những nơi các đội bóng thi đấu dựa trên những đường bóng ngắn và trung bình nhiều hơn là bóng dài. Những cầu thủ ở đẳng cấp cao lại trở thành "hàng hiếm", được các câu lạc bộ tại Premier League trả giá cao nên tất nhiên ít người nguyện ra nước ngoài thi đấu. 

Còn tại những giải vô địch quốc gia khác, các cầu thủ người Anh cũng khó có được đãi ngộ tốt như khi thi đấu tại quê nhà, nơi luật "home-grown" càng giúp các cầu thủ bản địa trở nên có giá hơn. Ngay như Ross Barkley dù không còn suất ở Everton nhưng hoàn toàn có thể tới Chelsea và Arsenal, nhận mức lương tốt vì là cầu thủ thuộc nhóm "home-grown". Nếu ra nước ngoài thi đấu, rất khó để Barkley nhận được mức đãi ngộ lớn như thế.

Những người làm bóng đá Anh kỳ vọng "home-grown" sẽ giúp cho các cầu thủ bản địa có cơ hội ra sân nhiều hơn nhưng trên thực tế, điều đó dường như đang phản tác dụng.

Như Đạt (TTVN)
 
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Nhận định Bournemouth vs Crystal Palace (22h00 ngày 26/12): Hạ gục “Đại bàng”

Nhận định Bournemouth vs Crystal Palace (22h00 ngày 26/12): Hạ gục “Đại bàng”

Nhận định Bournemouth vs Crystal Palace (22h00 ngày 26/12): Hạ gục “Đại bàng”

Bournemouth đang đạt phong độ cực cao và tinh thần vô cùng phấn chấn sau khi hủy diệt Man United cuối tuần qua. Đối đầu với họ là một Palace vừa phải nhận trận thua đậm trước Arsenal và ý chí cũng có phần bị ảnh hưởng.

Nhận định Nottingham Forest vs Tottenham (22h00 ngày 26/12): Hội ngộ Nuno Santo

Nhận định Nottingham Forest vs Tottenham (22h00 ngày 26/12): Hội ngộ Nuno Santo

Nhận định Nottingham Forest vs Tottenham (22h00 ngày 26/12): Hội ngộ Nuno Santo

Tottenham sẽ có dịp chạm trán người cũ Nuno Espirito Santo trong một trạng thái muối mặt. Nottingham của Santo đang đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng vào lúc này, vị trí mà Spurs thực sự thèm khát sau khi đón Giáng sinh ở nửa sau bảng xếp hạng.

Video

Xem thêm
top-arrow
X