Thứ Sáu, 11/04/2025
Zalo

Tẩy son phấn đi, Selecao!

Thứ Tư 13/07/2011 13:52(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bóng đá đẹp? Tên tuổi? Truyền thống? Tất cả những thứ sặc mùi quảng cáo ấy đều vô giá trị với người Brazil vào thời điểm này. Họ phải trút bỏ lớp son phấn phù phiếm ấy, trước khi tự biến mình thành con số không tròn trĩnh ở Copa America lần này.

Cứ là người Brazil thì phải là đẹp? Không phải thế. Trong 5 chức vô địch Thế giới mà người Brazil giành được cho đến thời điểm này, có hai chiếc Cúp họ đoạt lấy bằng lối chơi thực dụng. Đó là Selecao ở World Cup 1994 của Carlos Alberto Parreira và World Cup 2002 của Scolari. Đội tuyển Brazil của Dunga cũng sẽ được tôn vinh như thế, nếu họ chiến thắng ở World Cup 2010, dù đó có thể là một Selecao đi ngược truyền thống nhất trong lịch sử.

Cứ là Brazil thì phải trọng dụng những ngôi sao tên tuổi? Vẫn không phải thế. Năm 2002, họ vô địch thế giới với bộ đôi tiền vệ trung tâm còn vô danh bấy giờ là Gilberto Silva – Kleberson, một thủ môn chơi ở trong nước (Marcos), và một trung vệ dự bị (Roque Junior của Milan). 4 năm sau, “hình vuông kỳ ảo” Kaka-Ronaldinho-Adriano-Ronaldo vỡ tan tành ở Đức, dù 3 người trong số này từng giành Quả bóng vàng.

Brazil đang thiếu sức chiến đấu

Truyền thống của người Brazil không nằm ở những thứ mang tính quảng cáo phù phiếm ngày ngày được tô son trát phấn bởi truyền thông ấy, mà nằm ở một cụm từ rất đơn giản: “Văn hóa” chiến thắng. Để gìn giữ báu vật ấy, người Brazil đã thay đổi không ít lần, và thay đổi tận gốc để thành công.

Brazil không đến đây để quảng cáo

HLV Mano Menezes đã không xây dựng Brazil theo đúng phương pháp để gìn giữ “văn hóa” chiến thắng. Một Selecao với 3 tiền đạo chỉ biết nhảy múa cho đẹp mà không thể trở thành một tên “đao phủ” tàn nhẫn khi cần (như Fred đã làm với Paraguay) chỉ là sản phẩm của áp lực phải chơi đẹp, chứ không phải áp lực chiến thắng. Pha xử lý kiểu “ngôi sao” của Daniel Alves dẫn đến bàn thua thứ hai trong trận gặp Paraguay (không phá bóng, mà rê dắt trong vòng cấm), những cú sửa lòng hời hợt và như muốn “trình bày” về kỹ thuật, nhiều hơn là sự hiệu quả, của Pato lẫn Neymar…, cũng là những sản phẩm vội vã của việc gò mình vào khuôn khổ của “cái đẹp” (mà hóa ra không đẹp)

Gạt Robinho ra khỏi đội hình xuất phát ở lượt trận thứ hai, nhường chỗ cho Jadson (người đã sút xa tuyệt đẹp vào lưới Paraguay) mới là một quyết định chính xác để giữ lại “văn hóa” chiến thắng. Gạt nốt Alves (Maicon sẽ đá thay anh này ở trận gặp Ecuador), người đã chơi với tư thế của một kẻ bề trên cố gìn giữ hình ảnh trong màu áo Barca của mình ở trận gặp Paraguay, cũng là một quyết định xuất hiện trong áp lực phải thắng. Thậm chí, là gạt nốt Neymar, để lấy chỗ cho một “số 9” đích thực là Fred, cũng là một giải pháp để cởi bỏ sự phù phiếm đang làm hại đội Brazil.

Jadson và Fred, hay đội trưởng Lucio, người đã tỏ ra rất giận dữ trong phòng họp báo vì thái độ thi đấu của các đồng đội , và Ganso, người đã tự chất vấn mình về chất lượng những đường chuyền của anh trong trận gặp Paraguay (“Tôi cần chuyền hỏng ít hơn”), mới là những cầu thủ mà Brazil cần vào thời điểm này. Họ chưa bao giờ đại diện cho cái đẹp và sự nổi tiếng mà giới truyền thông Brazil đã tô vẽ cho Selecao ở giải lần này, nhưng là những nhân tố nổi lên trong áp lực phải gìn giữ “văn hóa” chiến thắng của người Brazil.

Đó mới là tinh thần cốt lõi của nền bóng đá này. Hãy nhớ rằng ĐKVĐ Brazil đến đây để chiến thắng, chứ không phải để quảng cáo. Họ phải đứng lên bằng ý chí và lý trí, chứ không phải từ trong ngập ngụa phấn son!

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Khvicha Kvaratskhelia: Thần tượng mới của Paris hoa lệ

Khvicha Kvaratskhelia: Thần tượng mới của Paris hoa lệ

Khvicha Kvaratskhelia: Thần tượng mới của Paris hoa lệ

Các cổ động viên Napoli từng gọi  Khvicha Kvaratskhelia gọi bằng cái tên “Kvaradona”, nhằm bày tỏ sự ngưỡng mộ, tôn vinh cầu thủ người Georgia, như cách mà họ sùng bái Diego Armando Maradona huyền thoại. Lúc này đây, sau khi chia tay xứ Naples, chàng trai 24 tuổi kia đang từng bước trở thành thần tượng mới tại Paris hoa lệ...

Pro PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

Pro PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

Từng có thời, Paris Saint-Germain sở hữu trong đội hình cả ba siêu sao tấn công đắt giá bậc nhất thế giới là Lionel Messi, Kylian Mbappe và Neymer, thế nhưng vẫn thường xuyên phải ôm hận tại đấu trường Champions League. Vậy mà giờ đây, khi chỉ có trong tay những cầu thủ có phần “giản dị” hơn rất nhiều, Luis Enrique lại đang hứa hẹn viết nên một câu chuyện lịch sử cho CLB thủ đô nước Pháp.

Khi các cầu thủ cho mượn từng "xát muối" vào nỗi đau của CLB chủ quản

Khi các cầu thủ cho mượn từng xát muối vào nỗi đau của CLB chủ quản

Khi các cầu thủ cho mượn từng "xát muối" vào nỗi đau của CLB chủ quản

Ở đầu mùa giải năm nay, Marco Asensio hẳn đã rất mong chờ cơ hội được thi đấu trên sân Parc des Princes tại vòng knock-out Champions League. Điều đó sẽ xảy ra trong tuần này. Chỉ có điều, anh sẽ khoác áo Aston Villa để chạm trán với PSG chứ không phải thi đấu cho đội bóng Pháp, sau khi gia nhập đại diện nước Anh theo dạng cho mượn hồi tháng 1.

Xem thêm
top-arrow
X