Chủ Nhật, 20/04/2025
Zalo

Lượt trận đầu vòng bảng Champions League: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng...

Thứ Sáu 17/09/2010 07:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Cả châu Âu nín lặng chờ Champions League với hy vọng đó sẽ là bữa tiệc bóng đá đầy màu sắc, ngoạn mục và bất ngờ giống như ở các giải VĐQG. Màu sắc có, ngoạn mục cũng có nhưng bất ngờ và sự căng thẳng thì không!

Nồi to và cái vung nhỏ

Ngay năm đầu tiên nắm quyền chủ tịch UEFA, Platini được 2/3 châu Âu tung hô như “lãnh tụ đổi mới”, đưa những nền bóng đá nhỏ, những CLB yếu đến với vầng hào quang Champions League. Sự đổi mới của Platini đương nhiên được ủng hộ, bởi với những nền bóng đá tiểu nhược, có cơ hội dự vòng bảng là điều nằm mơ không thấy; còn với những “lão làng”, việc bỏ bớt những tên tuổi lớn cũng là điều dễ chịu. Sân chơi châu Âu được ngụy biện bởi cái gọi là sự công bằng cho tất cả và thực tế đã chứng minh điều đó. Nỗ lực của Platini giống như tạo ra một cái nồi to và một cái vung nhỏ.

Bất ngờ và sự thú vị từ những kẻ thấp cổ bé họng chẳng thấy đâu, chỉ thấy những tỷ số “to đùng” xuất hiện ngày càng nhiều. Suốt 10 mùa giải trước khi Platini tiến hành cải tổ (1998/1999 đến 2007/2008), vòng bảng chỉ có 53 lần các trận đấu có cách biệt trên 3 bàn. Nhưng trong 2 mùa giải qua, đã có 10 trận cách biệt, trong đó riêng lượt đấu đầu tiên ở mùa này đã có 3 trận (Barca - Panathinaikos 5-1, Arsenal - Braga 6-0, Bursaspor - Valencia 0-4), đó là chưa kể đến vô số những trận đấu có gần chục bàn thắng (thậm chí là hơn)!

Barcelona ra quân tưng bừng

Trước khi áp dụng luật đá play-off phân riêng các đội VĐQG và không VĐQG đá với nhau, có lẽ Platini chỉ nghĩ tới việc phủ sóng rộng hơn Champions League chứ không “đọc hướng dẫn” mà ở đâu cũng có: khoảng cách và sự phân hóa của vòng bảng sẽ “giết chết” tính hấp dẫn của nó. Nếu theo thể thức của những năm trước, vòng bảng đã có Sevilla, Sampdoria, Zenit, Kiev… và khi đó chưa chắc đã có trận thắng hủy diệt của Arsenal, Barca, Valencia… Có thể châu Âu đã bất ngờ khi M.U bị Rangers cầm hòa, ĐKVĐ Inter bị Twente làm thất điên bát đảo. Nhưng xét cho cùng, Twente là ĐKVĐ Hà Lan, còn Rangers cũng chẳng xa lạ gì. Và ngoài 2 trận đấu đó, lượt đấu đầu tiên cho thấy khoảng cách quá lớn giữa “đại gia” và “tiểu tướng”.

Mùa giải năm ngoái, Platini tuyên bố: “Champions League thành công với dấu ấn của các CLB nhỏ”. Nhưng thực tế, chẳng có hiện tượng nào sống nổi quá 3 lượt đấu. Năm nay, khi các đội bóng lớn đã rút kinh nghiệm, tất cả các “đội bóng của Platini” đều bị nghiền nát ngay từ “cái nhìn đầu tiên”. Sau 1 năm, những tên tuổi đã kịp “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng” nên khi họ sử dụng, đòn nào ra đòn đấy!

Sân to và sân nhỏ

Việc những đội bóng nhỏ thi đấu đương nhiên kéo theo nỗi lo về sân bãi, thu nhập và bản quyền. Mùa trước, Debreceni, Urziceni… còn bị cảnh báo loại khỏi giải nếu không kịp đáp ứng đủ yêu cầu sân bãi. Mùa này, chẳng có đội nào phải đi mượn sân, nhưng nếu xem những gì diễn ở sân Bursaspor (thua Valencia 0-4), Zilina (Chelsea 1-4), Cluj (Basel 2-1)… có lẽ Platini phải cảm thấy cám cảnh. Sân Bursaspor có sức chứa 27.000 chỗ nhưng chỉ có khoảng 18.000 người đến xem đội nhà bại trận. Đón tiếp CLB hàng đầu châu Âu như Chelsea, sự kiện được báo chí ở đây nói là “hàng chục năm mới có 1 lần” cũng chỉ có hơn 10.000 người trên SVĐ cũng chỉ có sức chứa 12.000.

Trên sân Cluj, chỉ có hơn 15.000 người trên sân đấu có sức chứa 24.500 chỗ ngồi. Đó là chưa kể lượng CĐV đội khách thậm chí còn đông hơn. Nếu chỉ so với sân của Shakhtar ở trận tiếp Partizan thôi cũng thấy sự khác biệt: 49.500 người, OM - Spartak: 54.000, Real - Ajax: 80.200, Barca - Panathinaikos: 89.000… Tỷ lệ CĐV đến sân của các đội bóng lớn chiếm 88%, nhưng với các CLB lần đầu dự vòng bảng Champions League, con số chỉ là 55%. Những con số ấy không chỉ khiến những “tiểu tướng” buồn phiền mà làm UEFA còn buồn hơn. Với lực lượng hậu thuẫn thờ ơ như thế, cơ hội nào cho họ?

Và kết cục

Kết cục cho những liều thuốc bừa bãi có lẽ chẳng cần phải đem ra bàn bạc. Cuộc chơi dường như đã được phân định ngay từ khi nó mới bắt đầu. Và xét cho cùng, vòng bảng đang biến thành vòng play-off hạng sang

Thống kê:

- Trong lượt trận đầu tiên, CLB sút bóng nhiều nhất là Real Madrid với tổng cộng 33 cú sút cầu môn (15 trúng đích và 18 trượt). Tuy nhiên, họ chỉ ghi được 2 bàn. Ngược lại, Arsenal chỉ sút cầu môn có 11 lần đã ghi 6 bàn.
- Đội bóng kiểm soát thế trận tốt nhất ở lượt trận đầu tiên là Barca khi họ có tới 74% thời gian giữ bóng trong trận tiếp Panathinaikos. Xếp thứ hai là Bayern với 68% (trận thắng AS Roma 2-0).
- Basel là đội hưởng phạt góc nhiều nhất với 13 lần (trận thua Cluj 2-1). Real có 11 quả phạt góc trận gặp Ajax). Tổng cộng, trận này có 18 quả phạt góc (nhiều nhất cùng trận Bursaspor - Valencia).
- Cầu thủ sút cầu môn nhiều nhất là C.Ronaldo với tổng số 11 lần sút bóng (trúng 6, trượt 5).
- Tổng số bàn thắng sau 16 trận lượt đầu tiên là 44 bàn. Quãng thời gian từ phút thứ 16 đến phút 30 có tới 11 bàn thắng được ghi.

(Theo báo Bóng Đá)
 

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X