Thứ Hai, 21/04/2025
Zalo

Khi các ngôi sao châu Á không muốn về nhà

Thứ Năm 18/08/2011 14:33(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Sự miễn cưỡng của các ngôi sao bóng đá châu Á khi được hỏi về khả năng trở về quê hương chơi bóng, sau khi đã được nếm trải cảm giác được khoác lên mình chiếc áo đấu của một CLB châu Âu, cho thấy một mặt trái của sự bùng nổ số lượng các cầu thủ châu Á sang kiếm ăn ở Lục địa già trong một thập kỷ trở lại đây.

Park Ji-Sung, trong một bài phỏng vấn mới đây với AP trước khi đồng ý gia hạn hợp đồng với Manchester United, đã gần như loại trừ khả năng trở về chơi bóng ở Hàn Quốc. Tương tự, Harry Kewell dường như đang cố gắng “câu giờ” trước những lời mời từ các CLB ở giải VĐQG Australia, sau khi hết hợp đồng với Galatasaray. Họ đang “học” theo Hidetoshi Nakata, người đã không bao giờ chơi bóng cho một CLB Nhật Bản nào khác, sau thành công ở châu Âu giai đoạn đầu thế kỷ mới.

Park Ji Sung và nhiều ngôi sao châu Á khác không muốn trở về nhà

Park, người vừa mới ký một hợp đồng có thời hạn mới đến năm 2013 với MU, đã thẳng thắn thừa nhận rằng anh muốn ở lại châu Âu càng lâu càng tốt, và với khả năng trở về Hàn Quốc, thì “điều ấy là có thể, nhưng tôi muốn chơi bóng ở châu Âu cho đến chừng nào tôi vẫn còn khả năng bám trụ”. Sau đó, tiền vệ 30 tuổi này còn kêu gọi các tài năng trẻ Hàn Quốc hãy cố gắng để được sang châu Âu chơi bóng.

Các cuộc tranh luận về vấn đề lôi kéo các ngôi sao trở lại Tổ quốc nổ ra gay gắt nhất ở Australia, nơi mà các CLB đều đang muốn sở hữu bộ đôi Lucas Neil – Harry Kewell, những người vừa trở thành cầu thủ tự do, sau khi hết hợp đồng với Galatasaray. LĐBĐ Australia, cơ quan tổ chức và điều hành A-League, thậm chí còn lên kế hoạch hỗ trợ tài chính cho Melbourne Victory để họ ký hợp đồng với Kewell, nhưng sự lừng khừng trong các cuộc đàm phán của cựu ngôi sao Leeds và Liverpool này thực sự là thử thách lớn cho sự kiên nhân của các CĐV Australia.

Tình trạng “câu giờ” này cũng phổ biến với các ngôi sao Hàn Quốc và Nhật Bản. Lee Young-pyo từng tới châu Âu chơi bóng cùng thời gian với Park Ji-Sung. Bây giờ, ở tuổi 34 và đang thất nghiệp sau hai năm chơi cho Al Hilal ở Saudi Arabia, cựu cầu thủ của Tottenham Hotspur và Dortmund cũng tỏ ra hoàn toàn thờ ơ với những lời mời hồi hương. Nakata đã rời Nhật Bản, đất nước xuất khẩu cầu thủ thành công nhất châu Á vào thời điểm này, từ năm 1998 để sang Italia chơi bóng. Anh kết thúc sự nghiệp ở giải ngoại hạng Anh vào năm 2006, ở tuổi 29, và trong quãng thời gian ấy, chưa bao giờ Nakata nhắc đến hai từ “trở về”. Shunsuke Nakamura, cầu thủ hiếm hoi chịu về Nhật chơi bóng (từ Espanyol về Yokohama Marinos đầu năm 2010), thì có động cơ rất rõ ràng cho quyết định của mình: Trước khi World Cup 2010 diễn ra, thì anh phải được ra sân càng nhiều càng tốt.

Chuyện không của châu Á

Sự thiếu mặn mà với việc trở về quê hương chơi bóng của các ngôi sao đã thành danh ở châu Âu làm phát sinh một mâu thuẫn nhỏ trong chính sách phát triển bóng đá của các quốc gia châu Á: Hoặc chấp nhận hỗ trợ càng nhiều cầu thủ châu Á sang châu Âu càng tốt để nâng cao trình độ, hoặc kìm hãm số lượng xuất khẩu cầu thủ, khi mà hầu hết trong số này đều không muốn hồi hương. Việc ngôi sao số một châu Á Park Ji-Sung tuyên bố từ giã ĐTQG vào đầu năm nay, để tập trung toàn bộ sinh lực cho sự nghiệp ở MU cũng đặt ra nghi vấn rằng sự bùng nổ về số lượng các cầu thủ châu Á sang châu Âu như hiện tại là điều tốt hay xấu, khi mà khát khao đóng góp cho bóng đá quê hương dường như tỉ lệ nghịch với mức độ quảng bá hình ảnh của các ngôi sao.

Nhưng mặt trái ấy không chỉ là câu chuyện của riêng bóng đá. Nam Mỹ, lục địa xuất khẩu cầu thủ tốt nhất thế giới, vẫn liên tục đón về những ngôi sao đã thành danh ở châu Âu hồi hương (Ronaldinho, Juninho…), một sự khẳng định cho khát khao được kết thúc sự nghiệp ở nơi mà phần lớn trong số họ lớn lên trong đói nghèo, trên sân bóng là những con phố ngoại ô và “đồ chơi” chỉ là những quả bóng rẻ tiền sứt sẹo. Lý do ấy chỉ là một phỏng đoán, nhưng để một cầu thủ thực sự muốn trở lại nơi anh ta đã lớn lên, ở buổi xế chiều sự nghiệp, thì đó là câu chuyện thiên về tính nhân văn, không thực sự là vật chất hay trình độ của nền bóng đá.

Còn để phát triển nghề nghiệp, thì việc có càng nhiều cầu thủ châu Á sang châu Âu chơi bóng, và thành danh thật ra luôn là một điều tốt. Nhưng bài toán lôi kéo họ trở lại quê hương thì vẫn sẽ rất khó giải, trong nhiều năm nữa, bởi như đã nói, đó không chỉ là câu chuyện riêng của bóng đá.

Người châu Á tràn ngập lục địa già

Park Ji-Sung (25/2/1981)
Quốc tịch: Hàn Quốc
Từng chơi cho: Kyoto Purple Sanga (Nhật Bản, từ 2000-2002), PSV (Hà Lan, 2002-2005), MU (2005-nay)

Lee Chung-Yong (2/7/1988)
Quốc tịch: Hàn Quốc
Từng chơi cho: FC Seoul (Hàn Quốc, 2006-2009), Bolton Wanderers (Anh, 2009-nay)

Takayuki Morimoto (7/5/1988)
Quốc tịch: Nhật Bản
Từng chơi cho: Tokyo Verdy (Nhật, 2004-2006), Catania (Italia, 2006-2011), Novara (Italia, 2011-nay)

Shinji Kagawa (17/3/1989)
Quốc tịch: Nhật Bản
Từng chơi cho: Cezero Osaka (Nhật, 2006-2010), Dortmund (Đức, 2010-nay)

Park Chu-Young (10/7/1989)
Quốc tịch: Nhật Bản
Từng chơi cho: FC Seoul (Hàn Quốc, 2005-2008), Monaco (Pháp, 2008-nay)

Javad Nekounam (7/11/1980)
Quốc tịch: Iran
Từng chơi cho: Pas (Iran, 1998-2005), Al-Wahda (Iran, 2005-2006), Al-Sharjah (Iran, 2006), Osasuna (TBN, 2006-nay)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X