Chủ Nhật, 20/04/2025
Zalo

Juventus: Khủng hoảng là đây chứ đâu!

Thứ Hai 24/10/2011 14:21(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Các sếp Juventus có thể tự tin tuyên bố sân bóng mới của họ tuyệt đối an toàn, nhưng họ không thể nói điều tương tự với vận mệnh của chính Juve trong cuộc đua Scudetto, và thậm chí là cả chiếc ghế mà HLV Antonio Conte đang ngồi.

Rạng sáng qua, Juve lại hòa nữa. Trận hòa thứ 4 sau 7 trận đầu tiên, cũng là trận hòa thứ 4 trong 5 trận gần nhất và là trận hòa thứ 2 trong 4 trận sân nhà đã chơi. Kể từ sau trận thắng nhọc Siena 1-0 trên sân khách ở vòng 3, Juve thi đấu với phong độ của một đội bóng chạy đua trụ hạng chứ không phải đua vô địch (5 trận chỉ giành 7 điểm, tương đương 1,4 điểm/trận). HLV Conte thừa nhận ông thà chịu thua 2 trận để thắng 2 trận còn lại hơn là có đến 4 trận hòa và cái hư danh “bất bại”, nhưng ông càng tiếc nuối thì sự bất lực càng thể hiện rõ.

Juventus hoà nữa, hoà mãi

Nói đến hai chữ “khủng hoảng” lúc này có còn là quá sớm không Conte? Thực tế rành rành là chỉ nhờ bám víu vào trận thắng Milan 2-0 ở vòng 5, thắng lợi duy nhất trong suốt một tháng qua, mà Juve vẫn đang được xem là ứng viên vô địch và chưa bị rung chuông báo động. Mà trận ấy, dù thắng xứng đáng, Juventus cũng đã phải vắt đến những giọt mồ hôi cuối cùng và được thần may mắn tiếp sức để giành được vào phút chót. Ngoại trừ thắng lợi tưng bừng 4-1 ngày mở màn, Juve luôn tạo ra cảm giác rằng họ không tự quyết định được vận mệnh của mình trong các trận sau đó, thể hiện qua khả năng dứt điểm kém, tâm lý thiếu tự tin và yếu tố chiến thuật mờ nhạt.

Matri, chân sút đã lập cú đúp mà chẳng thể giúp đội nhà chiến thắng, cho rằng Juve xứng đáng thắng Genoa. Anh nói đúng, bởi Juve đã tạo ra nhiều cơ hội hơn hẳn các trận hòa bế tắc trước Bologna, Catania hay Chievo, thậm chí là cả trận thắng Siena. Nhưng Juve cũng xứng đáng mất điểm, bởi vì họ đã chơi tồi so với chính mình hơn là Genoa đã chơi xuất sắc. Hai trận hòa sân nhà trước Bologna và Genoa đều có kịch bản Juve dẫn trước rồi bị gỡ, xảy ra tới 3 lần. Đấy không chỉ là vấn đề giữ tập trung, mà còn là vấn đề tâm lý và khả năng tạo ra cách biệt an toàn. Nếu Genoa tận dụng tốt hơn các cơ hội của mình ở vài phút cuối cùng, Juve đã thua và ngay cả kết quả đó cũng là xứng đáng với họ.

Người phải chịu trách nhiệm, không ai khác, là Conte. Ba trận đầu nhà cầm quân này sử dụng sơ đồ ưa thích 4-2-4, Juve đi theo nhịp “tiến 1, lùi 2”, ghi 6 bàn và thủng lưới 2. Ba trận tiếp theo đá 4-1-4-1 là một đồ thị hình sin, ghi 3 bàn, thủng lưới 1. Trước Genoa, 4-2-4 được tái sử dụng, ghi được 2 bàn nhưng cũng lập tức bị 2 bàn thua. Hai trận liên tiếp giữ sạch lưới nhờ đá 4-1-4-1 hay hiệu quả từ việc Chiellini được đẩy ra cánh giúp hàng thủ được “hoàn thiện” rốt cục chẳng có ý nghĩa gì, khi sơ đồ thiếu cân bằng 4-2-4 lại là tác nhân khiến Juve không còn chắc chắn. Có thể thấy Conte đang chơi trò “kéo chăn”, kín đầu thì hở chân và ngược lại, trong khi người ta cần phải “khéo co”, có nghĩa là đưa các tuyến đội hình lại gần nhau hơn, chặt chẽ hơn và cân bằng hơn.

Bây giờ thì ngôi đầu đã mất một cách đương nhiên, dù ngay từ vòng 7, Juve (cũng như Udinese) đã là đội dẫn đầu kém ấn tượng nhất kể từ khi mỗi trận thắng được tính 3 điểm mùa 1994-95, nhưng Juve không chỉ mất một chỗ đứng trên bảng xếp hạng. Sau trận hòa Genoa, Juve đã lần thứ 4 trong mùa giải không thắng được một đội dễ thắng. Trước mắt họ lúc này là 5 trận liên tiếp trước các đối thủ khó thắng (Fiorentina, Inter, Napoli, Palermo, Lazio), mà họ thì đang dần đánh mất niềm tin của người hâm mộ.

 

Con số

 

12 Với 12 điểm sau vòng trước, Juve là đội đầu bảng giành ít điểm nhất sau 6 vòng đầu mùa kể từ khi mỗi trận thắng được tính 3 điểm mùa 1994-95. Kỷ lục trước đó là 13 điểm (Juve mùa 1997-98, Inter 2008-09, Lazio 2010-11).

4 Marco Rossi chỉ ghi được 11 bàn thắng ở Serie A từ trước đến nay, nhưng có đến 4 trong số ấy là vào lưới của Juventus. Trận vừa qua cũng là trận thứ 200 của tiền vệ Genoa này tại Serie A.

 

7 Matri rất có duyên với những cú đúp. Trong 23 bàn tiền đạo này ghi được ở Serie A từ mùa trước, có đến 7 cú đúp (14 bàn), 4 cho Juventus và 3 cho Cagliari. Đặc biệt, khi còn đá cho Cagliari, anh ghi cú đúp vào lưới Juve và cú đúp vào lưới Cagliari khi sang đá cho Juve.

 (Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X