Thứ Hai, 21/04/2025
Zalo

El Clasico, đối đầu trên băng ghế huấn luyện: Và Guardiola đã nhìn xuống chân…

Thứ Tư 27/04/2011 13:40(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Có thể khi Guardiola đăng đàn nói về trọng tài hay độ cao của mặt cỏ sân Santiago Bernabeu, ông chỉ muốn bảo vệ sức chiến đấu cho đoàn quân của mình trước khả năng “hoa ngôn xảo ngữ” vẫn được truyền tụng của Jose Mourinho. Nhưng, trong sâu thẳm, cũng có lẽ Pep để mình bị cuốn vào trò chơi tâm lý ấy chỉ đơn giản là bởi Real Madrid đã tước đi ở ông một cái nhìn ngạo nghễ, một vầng trán ngẩng cao.

1. “Một HLV Barca không được quyền kêu ca về bất cứ điều gì!”, những lời kiêu hãnh ngày đầu xuân ấy (sau trận hoà 1-1 với Sporting Gijon) vẫn còn văng vẳng đâu đây, như một minh chứng hùng hồn của tinh thần Catalunya bất khuất. Gần hai mùa chấp chưởng đại quyền ở Camp Nou, Pep không chỉ nói như vậy, mà đã luôn thực hiện chính xác tuyên ngôn đó, ở mọi đấu trường, trước mọi đối thủ, với điểm tựa là sức tấn công huyền hoặc của các học trò. Người dẫn dắt Barca sẽ chỉ cần quan tâm đến duy nhất chuyện cỗ máy dưới tay mình có vận hành trôi chảy hay không, những hàm ý không phải không tiềm ẩn ít nhiều kiêu mãn.

Vậy nên, hiện tại thì Pep đang khiến không ít khán giả mộ điệu hụt hẫng. Ông đang đến gần hơn với Mourinho, người vốn thường đứng ở một cực khác trong cách xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, với một phương châm mà người ta có thể hiểu nôm na là “tất cả cho chiến thắng”.

Guardiola ngày càng giống Mourinho?

2. Nhưng, vì sao lại có sự biến chuyển bất ngờ ấy chỉ sau chưa đầy hai tháng? Phải chăng ông chỉ muốn những người cầm cân nảy mực trận đấu có trách nhiệm hơn với những đôi chân nghệ sĩ của các học trò, trước phong thái phòng ngự “hung tợn” của Real Madrid?

Điều đó là dĩ nhiên, nhưng Pep đâu còn lạ gì phong cách ưa thích của Mourinho trong những lần đối đầu trực diện, kể từ khi “người đặc biệt” còn chỉ huy Inter mùa trước. Và trước thềm trận "kinh điển" lượt đi mùa này, ở Pep vẫn toát lên một phong độ trầm tĩnh đáng ngưỡng mộ. Lấy bất biến ứng vạn biến, ông phớt lờ những cuộc đấu khẩu và biến chúng thành vô nghĩa, chỉ luận anh hùng qua những gì diễn ra trên mặt cỏ Camp Nou.

Có điều, tất cả đã đảo lộn trong vòng hai tuần qua. Barca không thể “chính thức kết liễu những nỗ lực rượt đuổi của Real Madrid ở La Liga” tại Santiago Bernabeu, và gục ngã ở Chung kết Cúp Nhà Vua. Từ vị thế của kẻ bề trên, “Los Blaugrana” trở lại với tư thế bình đẳng, và thậm chí còn tụt xuống một chút ở hạ phong. Từ thảm bại đến hoà, và rồi chiến thắng, sự thăng tiến của “Real Mou-drid” đang làm hằn lên những nếp nhăn trên vầng trán vốn quen thư thái của Pep.

Hai chương mở đầu của trường ca "El Clasico", với tất cả những mũi gươm nguy hiểm nhất, hệ thống tấn công mang nhãn hiệu tiqui-taca vẫn cứ ngưng trệ trước những con đê quai áo trắng. Messi, Villa, Pedro hay Iniesta hoàn toàn đủ khả năng thay đổi quỹ đạo u ám đó, vấn đề là ít nhất một trong số họ phải lấy lại được sinh khí, sự sung mãn và cảm hứng, nhưng chuyện này lại không phụ thuộc vào những tính toán của Pep. Ngược lại, sau lưng Cristiano Ronaldo, trong “túi gấm” của Mourinho vẫn còn Kaka, Higuain, Benzema hay kể cả Adebayor.

3. "El Canguelo de Barcelona", hay là nỗi ám ảnh bị Real vượt mặt ở người Barca, vì vậy, là có thật, và trong vô thức, đang ám ảnh Pep. Liga xem như đã an bài, nhưng Mourinho đang vượt lên trước ở một mặt trận còn danh giá gấp bội. Trong sương mù, Pep cần phải tìm thấy một nguồn sáng nào đó, và tất cả những gì có thể giúp những kỹ năng thiên bẩm của Barca thăng hoa đều đáng để quan tâm.

Trên cán cân được-mất ở mọi phương diện, cũng đâu có gì đáng trách cho Guardiola. Rinus Michel vĩ đại, cho dù luôn trọng thị lối chơi duy mỹ và tư tưởng tấn công, cũng đã từng nói: “Bóng đá là chiến tranh”. Trong chiến tranh, người ta được quyền làm mọi thứ vì chiến thắng, như Mourinho đang tìm kiếm chiến thắng trước Barca bằng cách từ bỏ những đường nét quý phái vô dụng, để đặt đội bóng của mình ở xuất phát điểm của những Rubin Kazan, Hercules hay Sporting Gijon.

Thôi thì, để vững bước và xoá tan bóng ma "El Canguelo", Pep hãy cứ nhìn xuống chân. Frank Rijkaard năm xưa cũng đã từng phải nhẫn nại, thậm chí là nhẫn nại trong lối chơi, trước AC Milan và trước Arsenal trên đường chinh phục vinh quang mùa 2005-2006. Lịch sử dù sao cũng thiên vị những người chiến thắng, còn cái đẹp và sự lãng mạn đơn thuần thường chỉ thích hợp với những cảm khái thoáng qua.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

 

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X