Chủ Nhật, 20/04/2025
Zalo

ĐT Tây Ban Nha: Gió xuân trên triền cát

Thứ Năm 31/03/2011 14:10(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Marius Stankevicius, khi đặt dấu ấn của mình xuống trận đấu bằng phát hoả tiễn huỷ diệt trong bàn gỡ hòa 1-1, đã không chỉ thắp lửa trên những góc khán đài vàng rực mà còn khơi dậy cả những ước vọng quật khởi ngông cuồng nhất. Song, ngay cả trên mặt sân Darius & Girenas đầy cát, chừng đó vẫn là chưa đủ để ngăn bước quân hành lẫm liệt của đoàn viễn chinh Iberia.

Sóng dữ Baltika

HLV Raimondas Zautautas, và chính Marius Stankevicius, đã chứng tỏ rằng trước trận họ đã không nói chơi, khi tuyên bố rằng họ vẫn tin vào chiến thắng, và “sẽ không để người Tây Ban Nha dễ dàng giành ưu thế”. Với tinh thần sắt máu của những hiệp sĩ Teuton, nền móng chủ đạo từng tạo nên Đại công quốc Litva và Đế chế Phổ, họ đã thực hiện được một nguyên tắc vô cùng khắc nghiệt của binh pháp châu Âu cổ điển mà Carl Von Clausewitz và Hitler đặc biệt yêu thích: “Can trường ở những nơi nguy hiểm nhất.”

Tây Ban Nha thể hiện bản lĩnh nhà vô địch trên sân của Lithuania

Rất, rất hiếm khi đoàn kiêu binh dưới tay Vicente del Bosque rời cuộc chơi mà chỉ kiểm soát 50% thời lượng bóng (theo thống kê của ESPN). Trên một chiến địa chỉ lơ thơ màu cỏ lục, những chiến binh Baltika vạm vỡ tỏ ra khá thoải mái khi khép chặt những khoảng không gian, và gợi lại nỗi lo lắng của Iniesta: “Họ sẽ lùi sâu phòng ngự, sẽ bám dính lấy bạn, và thậm chí chẳng để cho bạn được thở. Ngược lại, chúng ta lại không có được trạng thái thể lực sung mãn nhất!”

Xavi, với sự dẫn đường của vận số, đã mở được một đột phá khẩu. Song, khi hiệp một kết thúc, đó vẫn chỉ là một khe cửa mở hé. Thứ men nồng tiqui-taca đích thực vẫn ở đâu đó, khi Tây Ban Nha 4-4-2 không đủ bóng để tạo nên ma thuật, và những tia sáng đẳng cấp hầu hết chỉ xuất hiện le lói qua nỗ lực đột kích của Javi Martinez.

Sinh lực từ những cánh viện binh

Ramos, Busquest, Iniesta và Silva trên ghế dự bị, “La Furia Roja” lần này có vẻ như thiếu vắng khá nhiều cả cơ bắp lẫn tính sáng tạo. Mặc dù vậy, sau tiếng còi mãn cuộc, Xavi vẫn cho rằng “đội hình lần này không hề yếu hơn so với trận trước tại Granada”. Khúc khải hoàn rạng rỡ ở chung cuộc và việc tái hiện khoảng cách như trận lượt đi là minh chứng cho lập luận của anh. Ngay khi Litva có thể nghĩ tới một cuộc lật đổ thần kỳ với “sát chiêu” tra tấn thể lực, họ đã lập tức phải nhận ra chiều cao của bức tường đẳng cấp.

Song, điều đó chưa chắc đã trở thành hiện thực, nếu Del Bosque không đột ngột thể hiện “tài thao lược”. Ông trao quyền định đoạt cuộc chơi cho những nhân tố mới, và được họ đền đáp bằng việc “thay đổi cục diện trong chớp mắt” (Juan Mata).

Thật sự là dũng cảm, khi Del Bosque rút Villa, tượng đài vừa được dựng lên, ra sân để nhường chỗ cho người đồng đội cũ Silva. Với kỹ năng và sức cơ động của ba nhân tố vệ tinh “quấy phá” đằng sau mũi khoan thép lực lưỡng Llorente, rút cục Tây Ban Nha cũng đã “lũng đoạn” được công sự thép bên bờ Baltika. Llorente đã chậm một nhịp, nhưng hồng vận vẫn mỉm cười với anh qua cú rướn người oan nghiệt của Kijanskas. 13 phút sau đó là pha kết thúc gọn ghẽ của Mata, được hình thành bởi những đường chuyền một chạm quen thuộc.

Một quả tạt đơn giản và một pha phối hợp ngoạn mục, những kẻ phiến loạn đã bị trấn áp quá dễ dàng so với hình dung. Trước những ngọn gió xuân Nam Âu, nỗ lực của họ rút cục chỉ còn là đám cát bay không dấu vết. Litva đã tung tất cả những quân bài mạnh nhất vào sân, trong khi đối thủ vẫn còn thừa thãi tiềm lực. Trong khi đội chủ nhà thất bại trong việc tạo nên kỳ tích bằng những bàn thắng, thì với những cánh viện binh sinh lực được thảy vào trận đúng lúc, Tây Ban Nha đã thành công khi phải làm lại từ đầu, trong những hiệu ứng tâm lý không mấy tích cực.

Uy vũ của “đương kim hoàng thượng” vẫn đang là bất khả xâm phạm. “Họ sở hữu một thế hệ mới không thể ngăn cản”, sự thừa nhận của hậu vệ Deividas Semberas, phải chăng còn giá trị hơn cả chuỗi thành tích rạng rỡ mà “Cuồng phong đỏ” vẫn đang duy trì? 

(Theo Thể Thao Văn Hoá)
 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X