Chủ Nhật, 20/04/2025
Zalo

ĐT Anh: Thảm bại toàn tập

Thứ Sáu 19/11/2010 08:15(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

ĐT Anh lại thua, một trận thua nữa trước các đối thủ thuộc nhóm “ông lớn”. Nhưng lần này chẳng còn ai ngạc nhiên nữa. Suy cho cùng, chuyện thầy trò HLV Fabio Capello bất lực trước những kẻ đồng cân đồng lạng đã quen quá rồi. Trước kia có Tây Ban Nha, Brazil, Đức, bây giờ thêm Pháp nữa thì cũng chỉ là sự tiếp nối hợp lý.

Tất yếu?

Hơn 2 năm trước, ĐT Anh của Capello cũng từng gặp Pháp và thua sát nút 0-1. Đấy là một trong những trận đầu tiên của triều đại Capello, và lúc ấy, tất cả đều hiểu chiến lược gia người Italia vẫn đang trong thời kỳ tìm hiểu nền bóng đá Anh. Nhưng 2 năm 8 tháng đã qua, màn trình diễn mới nhất của Tam Sư trước chính người Pháp lại còn tệ hơn trước. Nó là dấu hiệu cho thấy sự xuống dốc của ĐT Anh?

Gerrard nói rằng rất khó so sánh Tam Sư của năm 2008 với 2010. Vì đó là hai đội bóng hoàn toàn khác nhau. Rất nhiều cầu thủ Anh đá chính tại Wembley hôm 17/11 vừa được khoác lên người chiếc áo tuyển thủ. Và đó là lý do dẫn tới thất bại.

Sau vài trận thành công, ĐT Anh lại trở về nguyên dạng như hình ảnh tại World Cup 2010

Nhưng cách lý giải ấy không thuyết phục lắm. Vì ở ngay thánh địa Wembley, chuyện Tam Sư thua cả về tỷ số lẫn thế trận lại rất khó chấp nhận. Thực tế, họ mất 75 phút mới định hình được lối chơi và chỉ đá cho ra hồn trong hơn 10 phút cuối. Đó là điều mà ngay cả những CĐV dễ tính nhất cũng không thể tha thứ.

Đành rằng Capello đang gặp khó khăn về nhân sự khi hàng loạt cầu thủ chấn thương. Nhưng nó chưa tới mức khiến việc ĐT Anh thất bại lại được coi như một tất yếu không thể tránh khỏi. Vì nên nhớ, ngay cả ĐT Pháp vốn chẳng mạnh mẽ gì, cũng đang trong thời kỳ cải tổ. Và ở chừng mực nào đó, xem chừng Capello còn đang làm việc kém hiệu quả hơn cả người chỉ đáng làm học trò của ông về tuổi nghề - HLV Blanc, trên phương diện tái thiết một đội bóng.

Điểm sáng ở đâu?

Tỷ số là nỗi thất vọng. Thế trận chỉ khiến người ta bực mình. Vậy thì ĐT Anh phải trông vào đâu để kiếm tìm những điểm sáng?

Rất ít. Mục tiêu thử nghiệm nhìn chung không đạt hiệu quả là bao. Như vị trí của Foster chẳng hạn. Thủ môn từng rất được Capello kỳ vọng để thua một bàn ở đúng vị trí mà anh khép góc. Với màn trình diễn như vậy thì Foster chẳng thể đe dọa nổi Joe Hart, người ngồi ngoài trận này để nhường chỗ cho đồng nghiệp thể hiện.

Jagielka được đẩy ra cánh phải cũng là một nỗi thất vọng còn Kieran Gibbs ở biên trái thậm chí còn thường xuyên bị Valbuena và Sagna “xỏ mũi”. Lescott đá trung vệ, đầu tiên cặp với Ferdinand, sau đó lại cùng Jagielka nhưng trong cả 2 bàn thua, người ta đều thấy anh đứng yên như chỉ làm khán giả.

Ở tuyến trên, tuy không thuộc diện thử nghiệm nhưng Barry cũng bị đánh giá là một trong những người chơi kém nhất hàng tiền vệ. Song Walcott mới là “bất ngờ” tai hại hơn cả vì suốt thời gian có mặt trên sân, anh gần như mất hút. Trong vài lần hiếm hoi được chạm bóng, Walcott cũng không đủ tự tin và tinh tế để tạo ra sự đột biến như người ta kỳ vọng ở anh.

Điểm sáng hiếm hoi vì thế có lẽ chỉ nằm ở tân binh Carroll hay những cầu thủ vào sân từ ghế dự bị như Adam Johnson, Crouch, Richards, Ashley Young. Tất cả họ đều tạo ra những tác động tương đối tích cực, giúp 15 phút cuối của ĐT Anh trở nên khá sinh động. Song chừng đó vẫn là quá ít để có thể cứu vãn Tam Sư.
 
(Theo báo Bóng Đá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X