Thứ Hai, 21/04/2025
Zalo

Arsenal và M.U đại thắng: Đi dạo trong "công viên"

Thứ Sáu 12/03/2010 14:20(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Trong mùa giải mà người ta nghi ngờ sự thống trị của Premier League ở đấu trường châu Âu, M.U và Arsenal đã tiến vào vòng tứ kết với những chiến thắng kiểu tennis.

Không phải Rooney mà chính Park mới là người hùng thực sự ở Old Trafford. Đó là đánh giá của HLV Ferguson về chiến thắng hoành tráng 4-0 trước Milan: "Park chính là chìa khóa của chiến thắng. Chúng ta có thể nói về Rooney - và cậu ấy thực sự rất tuyệt - nhưng tính kỷ luật, sự thông minh và sự hy sinh của Park mới giúp chúng tôi giành chiến thắng về mặt chiến thuật". Park là hình ảnh đối lập với Ronaldinho. Ronaldinho là ngôi sao, là thương hiệu, là ảo thuật gia. Park là cuộc sống khép kín, là sự mờ nhạt tên tuổi ở châu Âu, là "công nhân". Nhưng trong khi Ronaldinho bị phong tỏa và trở thành cái bóng của chính mình so với trận lượt đi, như lời của Sir Alex, Park là chìa khóa của chiến thắng.

Park Ji Sung: Người hùng thầm lặng của MU


Trong tiếng Anh, "Park" có nghĩa là "Công viên". Và Old Trafford rạng sáng qua đã trở thành công viên để những chiếc áo đỏ dạo chơi. Dạo chơi theo đúng nghĩa đen trong khoảng thời gian nửa tiếng cuối cùng. Từ sau bàn nâng tỷ số lên 3-0 của Park ở phút 59, chỉ có 2 cầu thủ Milan thực sự chạy và đá bóng là Beckham và Inzaghi, vốn vừa được tung ra từ băng ghế dự bị, trong khi hễ đi bóng là những Nani, Valencia, Park hay tài năng trẻ Gibson vượt qua cầu thủ đối phương rất dễ dàng. HLV Ferguson, dù rất vui mừng khi lần đầu tiên đánh bại Milan ở vòng đấu mang tính knock-out, đã không để cảm xúc chi phối về cái gọi là "trả cả vốn lẫn lãi", đủ tỉnh táo để rút những con bài chiến lược cho trận tiếp Fulham vào Chủ nhật. Nếu đây là trận cuối cùng của mùa giải, có lẽ Rooney sẽ tiếp tục được đá để nâng thành tích ghi bàn cho cá nhân và M.U đã có thể biến Milan thành Roma khác ở Old Trafford.

3 năm về trước, M.U từng thua 0-3 ở San Siro trong trận đấu mà Milan là những bậc thầy lão luyện còn đội bóng của Alex Ferguson trông non nớt về mọi mặt. Sir Alex luôn nhắc đi nhắc lại rằng thất bại ở San Siro ngày ấy chính là bước ngoặt giúp M.U ngày càng trưởng thành hơn, giúp đội bóng lọt vào trận CK Champions League trong 2 năm liên tiếp và giờ vẫn thẳng tiến. Ở Old Trafford 3 năm sau, trong khi M.U thi đấu như một đội bóng Italia thời vàng son, chắc chắn, lạnh lùng và hiệu quả, thì Milan của HLV trẻ Leonardo lại biến thành một đội bóng Anh thời những năm 90.

Premier League vẫn mạnh

Khi Real Madrid đổ tấn tiền vào TTCN Hè 2009, Barca trong vai trò nhà ĐKVĐ tiếp tục đầu tư hay Inter Milan bổ sung hàng loạt gương mặt mới, người ta đã dự báo về sự thoái trào của Premier League. Đúng là trên TTCN, Premier League đã lép về hoàn toàn. Arsenal lại bán nhiều hơn mua, M.U chỉ chi ra 20 triệu dù bán Ronaldo cho Real với giá 60 triệu bảng, Chelsea thừa tin đồn nhưng thiếu hành động còn Liverpool không thể giữ chân Xabi Alonso. Và khi Liverpool rơi rớt từ vòng bảng, sự nghi ngờ đó càng lớn hơn.

Thực tế là Premier League yếu hơn về mặt lực lượng. Nhưng khi bước ra đấu trường châu Âu, họ vẫn mạnh ở nhiều khía cạnh khác. Thất bại của Liverpool ở vòng bảng dường như chỉ là biểu hiện của một đội bóng khủng hoảng nhất thời chứ không phải bản chất của Premier League. Như đã nhắc ở trên, M.U của Sir Alex ngày càng lạnh lùng, bản lĩnh và khôn ngoan, những tố chất cần thiết từng giúp Serie A thống trị châu Âu trước đây. Arsenal đã không còn yếu tim khi bước ra châu Âu, thậm chí tỏ ra nguy hiểm hơn so với khi thi đấu ở Premier League. Hai gần đây, Arsenal chỉ bị loại bởi đội bóng của Premier League chứ không phải các đối thủ ở bên kia eo biển Manche. Cái cách họ hủy diệt Porto trong bối cảnh bị dẫn bàn ở lượt đi và mất thủ quân, cây làm bàn tốt nhất Fabregas đã cho thấy sự trưởng thành về bản lĩnh và tinh thần của Pháo thủ thành London.

Giữa tuần tới, đến lượt Chelsea với cuộc thử thách mang tên Inter. Ngay cả khi Chelsea bị loại thì Premier League vẫn là thế lực hàng đầu ở Champions League, ít nhất về mặt quân số ở vòng tứ kết. Sau khi Real Madrid dừng bước, Liga sẽ chỉ còn tối đa 2 đại diện (Barca và Sevilla). Tương tự với Bundesliga (Bayern Munich, Stuttgart) hay Ligue 1 (Lyon, Bordeaux). Premier League thì chắc chắn có ít nhất 2 đại diện.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Pro Mikel Merino: ‘Chìa khóa vạn năng’ của Arsenal

Xuất phát như một “số 9” song lại hiện diện hầu như khắp mặt sân và kiến tạo cả hai bàn trong thắng lợi 2-1 trước Real Madrid ở tứ kết lượt về Champions League, thật khó định nghĩa Mikel Merino là tiền đạo, tiền vệ tấn công hay tiền vệ phòng ngự của Arsenal. Nhưng có cách nhìn nhận khác, dễ hiểu hơn về cầu thủ người Tây Ban Nha này: Anh là “chiếc chìa khóa vạn năng” mà bất cứ HLV nào cũng muốn.

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Pedri và 6 phút chứng minh tầm quan trọng bậc nhất tại Barcelona

Nếu như bạn vẫn còn phân vân về chuyện ai mới là cầu thủ quan trọng nhất của Barcelona hiện tại, thì trận thua 3-1 mà họ vừa phải nếm trải trong màn tái đấu với Borussia Dortmund ở vòng tứ kết Champions League 2024/25 đã mang đến một câu trả lời rất rõ ràng.

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Cesc Fabregas và dự án siêu đặc biệt tại Como

Giữa Cesc Fabregas và Como có một sự liên kết đặc biệt. Đầu tiên, Cesc Fabregas là một phần của CLB Italia với tư cách là nhà đầu tư/cổ đông vào mùa hè 2022. Tới tháng 8 cùng năm, Cesc gia nhập Como, khi đó đang chơi ở giải Hạng 2 Italia Serie B. Mùa 2022/23, Cesc chơi 17 trận ở Serie B cho Como. Kết mùa đó, Cesc tuyên bố treo giày và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với đội U19 CLB. 

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Inter Milan của Inzaghi: Cổ điển nhưng không lỗi thời

Có những mùa giải Champions League mà vòng bán kết bị thống trị bởi các CLB đến từ một quốc gia duy nhất, thậm chí có năm có tới hai đại diện cùng thành phố. Nhưng mùa giải 24/25 thì khác. Nó giống với tinh thần sơ khai của giải đấu hơn bao giờ hết: Một sân chơi châu Âu đúng nghĩa.

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Pro Arnautovic và Balotelli: Từ hai gã cầu thủ bất trị đến những ngã rẽ của cuộc đời

Mario Balotelli và Marko Arnautovic là 2 “chứng nhân” hiếm hoi còn thi đấu chuyên nghiệp của Inter Milan ở mùa giải đại thành công 2009/2010. Tuy vậy sau 15 năm, số phận của 2 tài năng trẻ một thời này đã bước theo những ngã rẽ khác nhau mà khó có ai có thể tiên lượng trước được.

Xem thêm
top-arrow
X