Thứ Sáu, 10/01/2025 Mới nhất
Zalo

10 điểm nhấn sau nửa mùa giải Premier League 2012-2013

Thứ Sáu 28/12/2012 08:53(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Premier League đã có nửa mùa giải kỳ lạ, ngoạn mục, độc đáo như một bức tranh không thể sao chép. Nhưng không có điều gì là hoàn hảo, ở đó vẫn có những vệt lem nhem khiến ta phải sững sờ…

1. Man Utd, những phút cuối tử thần

Những bàn thắng ở phút bù giờ đã trở thành đặc sản của Man Utd ở mùa này, là điểm nhấn quan trọng nhất trong chức vô địch lượt đi của Quỷ đỏ. May mắn. Đẳng cấp. Ý chí. Tất cả đều phải có mới tạo nên kỳ tích vĩ đại đến thế. 8 trận thắng khi bị dẫn trước, đỉnh cao là thắng lợi 4-3 trước Newcastle, Man Utd góp công lớn tạo ra Premier League kịch tính, hấp dẫn và đầy… thần bí như bây giờ.

Persie, một Eric Cantona mới tại MU
 

2. Swansea, Michu và Laudrup

Nếu phải chọn ra một đội bóng hấp dẫn, thú vị và gây được nhiều chú ý nhất, chắc chắn phải là Swansea chứ không phải Everton, Tottenham hay West Brom. Swansea thay mới khá toàn diện. M.Laudrup, một HLV lần đầu đến với Premier League. Michu, người cũng có mùa giải đầu tiên ở Anh. Họ đã cùng nhau tạo nên một đội bóng có thể coi là hung thần với các CLB lớn. Swansea là CLB duy nhất không thua nhóm đại gia: hòa Man Utd, Liverpool, Chelsea, đánh bại Arsenal tại Emirates. Chừng đó là quá đủ để đưa Thiên nga đen trở thành điểm nhấn sau 19 vòng đấu.

3. “Bộ tứ” tan vỡ

Lần đầu tiên trong lịch sử Premier League và có lẽ ở cả giải VĐQG Anh ngày xưa, chưa bao giờ nhóm bộ tứ lại ở xa nhau thế. Lần đầu tiên ở Premier League, cả Arsenal lẫn Liverpool cùng nhau không còn hy vọng tranh đua từ khi mùa giải chưa đi hết nửa đường. Arsenal đã từng tụt xuống thứ 10, có thể lần đầu tại Premier League không nằm trong Top 4. Liverpool từng đứng thứ 12. Chelsea cũng vất vả để trở lại top 3 với những cuộc khủng hoảng nho nhỏ. Mùa giải năm nay đánh dấu sự tan vỡ của nhóm tứ đại gia.

4. Dấu ấn Van Persie

Không còn nghi ngờ gì nữa, Van Persie xứng đáng được coi là nhân vật chính của Man Utd sau nửa mùa giải. Dù đang chia sẻ vị trí dẫn đầu danh sách Vua phá lưới cùng Michu, nhưng Van Persie được đánh giá cao hơn, không chỉ vì tên tuổi mà còn vì chính anh là người cứu rỗi cho Man Utd suốt nửa mùa giải qua. Một đội hình khập khiễng, thiếu đồng đều, nhưng Van Persie đã bù đắp tất cả bằng 13 bàn thắng, 6 pha kiến tạo và là cầu thủ hiệu quả nhất sau 19 vòng đấu.

5. Di Matteo bị sa thải và những chiếc ghế bấp bênh

Sự kiện Chelsea sa thải Roberto Di Matteo trở thành cơn địa chấn lớn nhất Premier League trong thời gian qua. Từ một người hùng, chỉ 4 tháng sau, Di Matteo biến thành kẻ bại trận với sự nghiệt ngã trong môi trường khốc liệt, dưới triều đại của một “Bố già” người Nga mang tên tỷ phú Abramovich. Trớ trêu là khi người kế nhiệm Benitez bại trận ở FIFA Club World Cup, cũng là lúc Di Matteo nhận giải HLV hay nhất năm ở Thụy Sỹ. Đó là chưa kể sự bấp bênh của Mancini, Benitez, Wenger, Rodgers…

6. Sự khốn khổ của trọng tài

Vấn đề trọng tài ở đâu cũng có, lúc nào cũng tồn tại. Nhưng mùa này nó còn nghiêm trọng hơn với những sai lầm gây nhiều tranh cãi. Đỉnh điểm là vụ trọng tài Clattenburg điều khiển trận Chelsea-Man Utd (2-3). Những chỉ trích về chuyên môn chưa đủ, ông còn bị Chelsea cáo buộc có lời lẽ kỳ thị với Mikel. Kết cục là Clattenburg được giải oan, nhưng phải đi điều trị tâm lý.

7. Thất bại ở Champions League

Có thể với nhiều người, Champions League không liên quan gì đến Premier League cả, nhưng thực tế thì có. Tại sao Man City và Chelsea đồng loạt bị loại sau vòng bảng? Tại sao năm thứ 2 liên tiếp ĐKVĐ Premier League không có mặt ở vòng knock-out? Tại sao Premier League xuống giá đến mức sắp bị Bundesliga vượt mặt trên BXH 5 năm của FIFA? Có lẽ sự kịch tính, hấp dẫn và những màn tranh đua ở Premier League ảnh hưởng đến các CLB. Và điều quan trọng nhất, Premier League đang dần mất giá ở đấu trường châu Âu.

8. Sự bất ổn của Man City, Chelsea

Trong thành công của Man Utd, không hẳn đã vì họ xuất sắc. Một nguyên nhân quan trọng là Chelsea, Man City, những đối thủ chính của Man Utd quá thất thường. Đều từng dẫn đầu BXH, đứng trên Man Utd, nhưng họ tuột dốc một cách khó hiểu, tạo nên một khoảng cách đến mức “phi lý” sau lượt đi: Man City kém Quỷ đỏ 7 điểm. Chelsea kém 11 điểm (còn 1 trận chưa đá).

9. Chia tay hàng loạt tượng đài

Mùa giải chưa kết thúc, nhưng ngay bây giờ Premier League đã chuẩn bị chia tay hàng loạt tượng đài một thời. Sau khi tạm biệt Drogba hồi đầu mùa, đến lượt Lampard sẽ ra đi. Nghe phong thanh, Terry cũng được “bật đèn xanh” để rời Chelsea. Rồi hàng loạt ngôi sao già như Giggs, Scholes, Ferdinand đều sẽ giải nghệ hoặc rời Man Utd. Thực tế là sau nửa mùa, dấu ấn của các cựu binh quá ít ỏi, và người ta dường như đã quên mất sự có mặt của họ.

10. Hậu vệ ghi bàn thay phòng ngự

Năm ngoái đã chứng kiến số bàn thắng bùng nổ của các hậu vệ. Năm nay con số đó còn khủng khiếp hơn. Khi mà các hàng thủ bị chỉ trích nặng nề, từ Man Utd, Man City, Chelsea, Liverpool đến Arsenal, Tottenham… Premier League gần như không có những trung vệ đẳng cấp, thì chính bản thân các hậu vệ đã bù lại bằng những bàn thắng. Những hậu vệ đã ghi tổng cộng 32 bàn thắng (theo danh sách đăng ký vị trí). Trong đó dẫn đầu có Evra 4 bàn, Bassong (3), Evans (3), Baines (2), G.Cahill (2)…

NHỮNG CÁI NHẤT

- Hiệu suất ghi bàn cao nhất: Với 2,44 bàn/trận, M.U trở thành đội bóng có hiệu suất ghi bàn cao nhất.
- Thủng lưới trung bình ít nhất: Danh hiệu này thuộc về Stoke. Họ chỉ thủng lưới trung bình 0,72 bàn thua/trận.
- Ghi bàn sớm nhất: Chelsea là CLB ghi bàn sớm nhất. Tính tổng các bàn mở tỷ số, thì trung bình tới phút 23 của trận đấu, họ sẽ có bàn thắng.
- Ghi bàn muộn nhất: Wigan là CLB ghi bàn muộn nhất. Tính tổng các bàn mở tỷ số, thì trung bình tới phút 62, họ mới có bàn thắng.
- Ghi bàn nhiều nhất: Man United kết thúc giai đoạn lượt đi trên tư cách CLB ghi nhiều bàn thắng nhất (46 bàn). Họ cũng là đội bóng có nhiều cầu thủ ghi bàn nhất (15 cầu thủ).
- Thắng (hòa, thua) nhiều nhất: Man United cũng là đội bóng thắng nhiều nhất với 15 trận. Ngược lại, Wigan là đội thua nhiều nhất với 12 trận và Stoke hòa nhiều nhất với 10 trận.

VUA PHÁ LƯỚI GIAI ĐOẠN LƯỢT ĐI
13 bàn: Van Persie (Man Utd), Michu (Swansea)

VUA KIẾN TẠO GIAI ĐOẠN LƯỢT ĐI
7 đường kiến tạo: Wayne Rooney (Man Utd), Juan Mata (Chelsea)

L.Trung - Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Kỳ chuyển nhượng tháng 1/2025 sẽ là thuốc giải độc cho Man City?

Kỳ chuyển nhượng tháng 1/2025 sẽ là thuốc giải độc cho Man City?

Kỳ chuyển nhượng tháng 1/2025 sẽ là thuốc giải độc cho Man City?

Man City vừa hạ đậm West Ham 4-1 ở trận ra quân năm mới 2025, chiến thắng thứ 2 liên tiếp tại Premier League. Tuy nhiên, đừng quên rằng trước đó The Citzens đã trải qua chuỗi phong độ thảm hại - không thắng 12/13 trận. Trong bối cảnh ấy, việc đưa về một vài hợp đồng chất lượng trong “phiên chợ Đông” có thể là liều thuốc giúp đoàn quân của Pep Guardiola vững bước ở giai đoạn 2 mùa bóng.

Sự lột xác về bản lĩnh của ĐT Việt Nam

Sự lột xác về bản lĩnh của ĐT Việt Nam

Sự lột xác về bản lĩnh của ĐT Việt Nam

Trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ĐT Việt Nam mất trụ cột, bị ĐT Thái Lan dẫn trước và chơi không fair-play; sau tất cả, các chiến binh sao vàng vẫn giữ bình tĩnh và giành chiến thắng trên sân khách; chưa đầy 1 năm trước, chính tập thể này thua Indonesia bạc nhược với tỷ số 0-3 trên sân nhà Mỹ Đình.

Mổ băng Liverpool 2-2 Man Utd: Vai trò khác thường của Bruno Fernandes và sự vất vả của Trent Alexander-Arnold

Mổ băng Liverpool 2-2 Man Utd: Vai trò khác thường của Bruno Fernandes và sự vất vả của Trent Alexander-Arnold

Mổ băng Liverpool 2-2 Man Utd: Vai trò khác thường của Bruno Fernandes và sự vất vả của Trent Alexander-Arnold

Khi các cuộc thảo luận sau một trận đấu tập trung vào một cầu thủ vốn đã “chiếm sóng” hàng loạt dòng tít trong những ngày trước đó, sẽ rất đáng để đặt câu hỏi rằng liệu việc dư luận chăm chăm “mổ xẻ” màn trình diễn của anh ta có hợp lý hay không, hay chỉ đơn thuần do anh ta là một chủ đề “thuận mồm” hơn để bàn tán.

Xem thêm
top-arrow
X